TP.HCM kích hoạt ứng phó COVID-19, cảnh báo biến chủng Omicron XEC

Theo Sở Y tế, biến chủng XEC thuộc dòng Omicron, đã được ghi nhận trên thế giới từ tháng 6/2024 và không phải là biến chủng mới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp XEC vào nhóm cần theo dõi (VUM) với nguy cơ thấp.

TP.HCM vừa kích hoạt các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 do số ca mắc tăng nhẹ và sự xuất hiện của biến chủng Omicron XEC.

Động thái này được đưa ra sau cuộc họp quan trọng giữa Ban Giám đốc Sở Y tế với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) cùng nhiều chuyên gia truyền nhiễm. Mục đích của cuộc họp là đánh giá tình hình dịch bệnh và đề xuất giải pháp ứng phó kịp thời.

Theo Sở Y tế, biến chủng XEC thuộc dòng Omicron, đã được ghi nhận trên thế giới từ tháng 6/2024 và không phải là biến chủng mới.

Người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng để hạn chế lây Covid-19 và các bệnh hô hấp khác

Người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng để hạn chế lây Covid-19 và các bệnh hô hấp khác

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp XEC vào nhóm cần theo dõi (VUM) với nguy cơ thấp.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giao thương và du lịch quốc tế tăng cao, nguy cơ lây lan vẫn hiện hữu, đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ.

HCDC được giao nhiệm vụ làm đầu mối giám sát tình hình dịch trên địa bàn, đồng thời cập nhật thông tin từ quốc tế. Đơn vị này cũng tăng cường theo dõi các ca bệnh, tác nhân gây bệnh và các sự kiện bất thường để kịp thời dự báo và tham mưu biện pháp can thiệp.

HCDC sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM và OUCRU để lấy mẫu, giải trình tự gen virus từ các ổ dịch và ca bệnh nặng, nhằm đánh giá mức độ lưu hành và lây lan của các biến thể.

Song song đó, ngành y tế TP.HCM tiếp tục triển khai kế hoạch kiểm soát dịch bền vững giai đoạn 2023–2025. Trọng tâm của kế hoạch là bảo vệ nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi và người có bệnh nền.

Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh rà soát lại kế hoạch thu dung, điều trị; sẵn sàng về nhân lực, thuốc men, thiết bị và vật tư y tế. Quy trình chẩn đoán, điều trị và kiểm soát lây nhiễm phải được cập nhật theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế.

Tại các khu điều trị bệnh nhân nguy cơ cao như hồi sức, tim mạch, thận nhân tạo, các bệnh viện cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Trong trường hợp có ca nặng, các cơ sở y tế cần chủ động hội chẩn, chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM khi cần, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

HCDC sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế triển khai đúng quy trình phòng chống dịch. Đồng thời, đơn vị này sẽ đẩy mạnh truyền thông tại các điểm công cộng, du lịch, trung tâm thương mại, khuyến khích người dân đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đến cơ sở y tế khi có triệu chứng.

Y tế tuyến quận, huyện được giao nhiệm vụ tăng cường giám sát cộng đồng và truyền thông nâng cao ý thức phòng bệnh cho người dân.

Theo thống kê, TP.HCM ghi nhận 29 ca mắc COVID-19 trong tuần qua, tăng 6 ca so với mức trung bình 4 tuần trước đó.

Từ đầu năm đến nay, thành phố có 79 ca mắc, giảm 75,5% so với cùng kỳ năm 2024 (322 ca) và chưa ghi nhận ca nặng.

Ngành y tế đánh giá dịch bệnh đang có xu hướng tăng nhẹ từ tuần 16, kêu gọi các đơn vị y tế nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng dịch, giữ vững thế chủ động và không để bị động nếu dịch bùng phát trở lại.ý thức phòng bệnh cho người dân.

Kim Dung/VOV-TP.HCM

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/tphcm-kich-hoat-ung-pho-covid-19-canh-bao-bien-chung-omicron-xec-post1201194.vov
Zalo