Tôn Quyền suýt mất nước 2 lần vì mưu sĩ kém tài nào?

Dưới thời Tam quốc, Tôn Quyền - hoàng đế sáng lập nhà Đông Ngô - từng 2 lần suýt mất nước vì tin tưởng một mưu sĩ mà mắc sai lầm nghiêm trọng.

Cùng với Lưu Bị và Tào Tháo, Tôn Quyền là một trong 3 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc thời Tam quốc. Sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, Tôn Quyền đã dẫn dắt nhà Đông Ngô từng bước trở nên hùng mạnh.

Cùng với Lưu Bị và Tào Tháo, Tôn Quyền là một trong 3 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất ở Trung Quốc thời Tam quốc. Sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, Tôn Quyền đã dẫn dắt nhà Đông Ngô từng bước trở nên hùng mạnh.

Thế nhưng, không phải ai cũng biết Tôn Quyền từng 2 lần suýt mất nước vì tin tưởng một mưu sĩ mà mắc sai lầm nghiêm trọng. Mưu sĩ đó chính là Trương Chiêu.

Thế nhưng, không phải ai cũng biết Tôn Quyền từng 2 lần suýt mất nước vì tin tưởng một mưu sĩ mà mắc sai lầm nghiêm trọng. Mưu sĩ đó chính là Trương Chiêu.

Theo sử sách, Tôn Sách - anh trai của Tôn Quyền - đã đặt nền móng quan trọng giúp em trai sáng lập nên nhà Đông Ngô. Trước khi qua đời, Tôn Sách dặn dò Tôn Quyền trọng dụng Trương Chiêu vì tin rằng ông là mưu sĩ có tài.

Theo sử sách, Tôn Sách - anh trai của Tôn Quyền - đã đặt nền móng quan trọng giúp em trai sáng lập nên nhà Đông Ngô. Trước khi qua đời, Tôn Sách dặn dò Tôn Quyền trọng dụng Trương Chiêu vì tin rằng ông là mưu sĩ có tài.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trương Chiêu là mưu sĩ kém cỏi, tài không xứng với danh. Chính mưu sĩ này đã khiến Tôn Quyền suýt mất nước không chỉ 1 lần mà tới 2 lần.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trương Chiêu là mưu sĩ kém cỏi, tài không xứng với danh. Chính mưu sĩ này đã khiến Tôn Quyền suýt mất nước không chỉ 1 lần mà tới 2 lần.

Cụ thể, khi Tào Tháo dẫn quân tiến đánh Đông Ngô, Trương Chiêu dẫn đầu các quan văn của Giang Đông khuyên Tôn Quyền đầu hàng. Trong khi đó, nhiều võ tướng, bao gồm Chu Du xin hoàng đế chủ chiến.

Cụ thể, khi Tào Tháo dẫn quân tiến đánh Đông Ngô, Trương Chiêu dẫn đầu các quan văn của Giang Đông khuyên Tôn Quyền đầu hàng. Trong khi đó, nhiều võ tướng, bao gồm Chu Du xin hoàng đế chủ chiến.

Sau khi suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng, Tôn Quyền quyết định nghe theo Chu Du, hợp tác Lưu Bị đánh bại quân Tào, làm nên chiến thắng lịch sử trong trận Xích Bích. Nếu Tôn Quyền nghe theo Trương Chiêu mà xin hàng Tào Ngụy thì nhà Đông Ngộ chắc chắn sẽ diệt vong. Tôn Quyền cũng khó giữ được tính mạng. Tuy nhiên, Trương Chiêu vẫn bình an, thậm chí được Tào Tháo trọng thưởng.

Sau khi suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng, Tôn Quyền quyết định nghe theo Chu Du, hợp tác Lưu Bị đánh bại quân Tào, làm nên chiến thắng lịch sử trong trận Xích Bích. Nếu Tôn Quyền nghe theo Trương Chiêu mà xin hàng Tào Ngụy thì nhà Đông Ngộ chắc chắn sẽ diệt vong. Tôn Quyền cũng khó giữ được tính mạng. Tuy nhiên, Trương Chiêu vẫn bình an, thậm chí được Tào Tháo trọng thưởng.

Lần thứ hai Trương Chiêu chứng tỏ bản thân là mưu sĩ kém tài là trong trận Di Lăng. Khi ấy, nhà Đông Ngô đối đầu nhà Thục Hán và Trương Chiêu một lần nữa khuyên Tôn Quyền đầu hàng và trả lại Kinh Châu lại cho Lưu Bị để đổi lấy hòa bình ở Giang Đông.

Lần thứ hai Trương Chiêu chứng tỏ bản thân là mưu sĩ kém tài là trong trận Di Lăng. Khi ấy, nhà Đông Ngô đối đầu nhà Thục Hán và Trương Chiêu một lần nữa khuyên Tôn Quyền đầu hàng và trả lại Kinh Châu lại cho Lưu Bị để đổi lấy hòa bình ở Giang Đông.

Một lần nữa, Tôn Quyền không làm theo kế của Trương Chiêu. Quân chủ nhà Đông Ngô đã phong Lục Tốn làm Đại đô đốc, chỉ huy binh lính chống lại lực lượng nhà Thục. Cuối cùng, lực lượng do Lục Tốn chỉ huy đánh bại quân Thục.

Một lần nữa, Tôn Quyền không làm theo kế của Trương Chiêu. Quân chủ nhà Đông Ngô đã phong Lục Tốn làm Đại đô đốc, chỉ huy binh lính chống lại lực lượng nhà Thục. Cuối cùng, lực lượng do Lục Tốn chỉ huy đánh bại quân Thục.

Qua đó có thể thấy những mưu kế của Trương Chiêu không được Tôn Quyền đánh giá cao. Nếu làm theo lời mưu sĩ này thì Tôn Quyền sớm mất nước.

Qua đó có thể thấy những mưu kế của Trương Chiêu không được Tôn Quyền đánh giá cao. Nếu làm theo lời mưu sĩ này thì Tôn Quyền sớm mất nước.

Dù Trương Chiêu kém tài, đưa ra một số mưu kế bất lợi cho nhà Đông Ngô nhưng Tôn Quyền không trách phạt, thể hiện sự khoan dung, có tài trị quốc qua đó giúp đất nước hưng thịnh. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Dù Trương Chiêu kém tài, đưa ra một số mưu kế bất lợi cho nhà Đông Ngô nhưng Tôn Quyền không trách phạt, thể hiện sự khoan dung, có tài trị quốc qua đó giúp đất nước hưng thịnh. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ton-quyen-suyt-mat-nuoc-2-lan-vi-muu-si-kem-tai-nao-post1541145.html
Zalo