Tóm tắt Đề án hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thành tỉnh Ninh Bình

Báo Ninh Binh xin giới thiệu Tóm tắt Đề án hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thành tỉnh Ninh Bình để lấy ý kiến nhân dân về chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh theo quy định.

Cử tri Tổ dân phố 1-La Mai, phường Ninh Giang (thành phố Hoa Lư) tìm hiểu thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Ảnh: Hoàng Hiệp

Cử tri Tổ dân phố 1-La Mai, phường Ninh Giang (thành phố Hoa Lư) tìm hiểu thông tin về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Ảnh: Hoàng Hiệp

TÓM TẮT ĐỀ ÁN HỢP NHẤT TỈNH HÀ NAM, TỈNH NINH BÌNH VÀ TỈNH NAM ĐỊNH THÀNH TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp;

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC năm 2025; Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sau khi phối hợp với các tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định, UBND tỉnh Ninh Bình trình Chính phủ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh như sau:

PHẦN I

CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ chỉ đạo, mục tiêu, nguyên tắc, lộ trình, các nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính (ĐVHC)1 và văn bản hướng dẫn của Ban chỉ đạo về tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

II. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

Sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là một trong những chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, nhằm tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền, đồng thời tập trung nguồn lực tài chính, nhân lực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Trong tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, hiện đại thì việc sắp xếp lâu dài hệ thống ĐVHC là một nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây cũng là nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 28/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII và được cụ thể hóa trong Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Căn cứ Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC năm 2025, Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, cùng với các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành trung ương; UBND tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Nam xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam đảm bảo theo đúng chủ trương, quy định của trung ương, gắn với mục tiêu tổ chức lại hệ thống chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hợp lý, phù hợp với quy mô dân số và diện tích theo quy định; đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

PHẦN II

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC ĐVHC CẤP TỈNH THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vùng đất Ninh Bình có nhiều biến động do thay đổi địa giới hành chính hoặc thay đổi danh xưng.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Ninh Bình trực thuộc Khu 3 gồm 1 thị xã, 6 huyện, 2 thị trấn. Ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó quyết định hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Nam Ninh với 21 ĐVHC cấp huyện và 482 ĐVHC cấp xã.

Ngày 26/12/1991, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó quyết định chia tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tỉnh Ninh Bình được tái lập, có 7 ĐVHC cấp huyện gồm: thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các huyện: Hoa Lư, Tam Điệp, Gia Viễn, Hoàng Long, Kim Sơn; tỉnh lỵ là Thị xã Ninh Bình.

Ngày 01/04/1992, tỉnh Ninh Bình chính thức đi vào hoạt động theo tỉnh mới được tái lập. Thực hiện Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15 ngày 10/12/2024 của UBTV Quốc hội, kể từ ngày 01/01/2025 tỉnh Ninh Bình có 07 ĐVHC cấp huyện và 125 ĐVHC cấp xã.

2. Tỉnh Nam Định

Nam Định thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Theo biến thiên lịch sử của đất nước, Nam Định đã trải qua nhiều lần thay đổi về phạm vi, giới hạn và địa danh khác nhau.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ, Nam Định cũng trải qua nhiều lần thay đổi về đơn vị hành chính. Từ năm 1945-1975: tỉnh Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà với 13 ĐVHC cấp huyện, 337 ĐVHC cấp xã.

Từ năm 1975-1991: tỉnh Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Từ năm 1991-1996: chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Trong đó Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà. Năm 1997 chia tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Theo đó, tỉnh Nam Định sau tái lập có 10 ĐVHC cấp huyện, 226 ĐVHC cấp xã.

Từ năm 2019-2021, thực hiện sắp xếp ĐVHC tỉnh Nam Định có 10 ĐVHC cấp huyện và 226 ĐVHC cấp xã. Từ năm 2021 đến 8/2024 số lượng đơn vị hành chính được giữ nguyên. Từ tháng 9/2024 đến nay, tỉnh Nam Định có 9 ĐVHC cấp huyện và 175 ĐVHC cấp xã.

3. Tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam phân bố ở hạ lưu châu thổ sông Hồng, cũng như các địa phương khác, theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ, Hà Nam cũng trải qua nhiều lần thay đổi về đơn vị hành chính.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Đảng và Nhà nước đã có một số lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Hà Nam. Năm 1965, Hà Nam hợp nhất với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà, đến năm 1976 hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 01/01/1997, tỉnh Hà Nam được tái lập. Hiện nay, tỉnh Hà Nam gồm 6 ĐVHC cấp huyện và 98 ĐVHC cấp xã.

II. HIỆN TRẠNG ĐVHC CẤP TỈNH THỰC HIỆN SẮP XẾP

1. Vị trí địa lý

1.1. Tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Phía bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Tỉnh Nam Định

Nam Định thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam; Phía tây giáp tỉnh Ninh Bình; Phía đông và phía nam giáp biển Đông.

1.3. Tỉnh Hà Nam

Hà Nam có vị trí địa lý kinh tế chiến lược của vùng Thủ đô, có vai trò quan trọng trong phát triển các lĩnh vực của quốc gia về công nghiệp, y tế, đào tạo nghề, du lịch, nguồn nhân lực, dịch vụ logistics, đô thị. Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội; Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình; Phía Nam giáp tỉnh Nam Định; Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình.

2.. Diện tích tự nhiên, Quy mô dân số và số ĐVHC trực thuộc

2.1. Tỉnh Ninh Bình

- Diện tích tự nhiên: 1.411,86km2. - Quy mô dân số: 1.135.668 người; Dân tộc thiểu số: 41.191 người (chiếm 3,6%).

- Số ĐVHC trực thuộc: gồm 2 thành phố và 5 huyện; 101 xã, 18 phường và 06 thị trấn.

2.2 Tỉnh Nam Định

- Diện tích tự nhiên: 1.668,8 km2

- Quy mô dân số: 2.262.891 người; Dân tộc thiểu số là 6.432 người (chiếm 0,28%)

- Số ĐVHC trực thuộc: gồm 1 thành phố và 8 huyện; 146 xã, 14 phường và 15 thị trấn.

2.3. Tỉnh Hà Nam

- Diện tích tự nhiên: 861,94 km2

- Quy mô dân số: 1.013.705 người

- Số ĐVHC trực thuộc: gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 3 huyện; 65 xã, 29 phường và 4 thị trấn.

3. Chức năng, vai trò

3.1. Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình có chức năng và vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. Là trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế; có tiềm năng trở thành một cực tăng trưởng trung tâm công nghiệp, du lịch, dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, logistic... của khu vực phía Nam vùng ĐBSH.

3.2. Tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có vai trò là một trong những trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Với hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại tạo vị trí thuận lợi để Nam Định kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, Nam Định cũng có thể tích hợp vào hệ sinh thái hiện có của các tỉnh đồng bằng sông Hồng để tạo ra chuỗi cung ứng toàn diện; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch và đồng phát triển các tour du lịch kết hợp sẽ thúc đẩy hoạt động du lịch.

3.3. Tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển, từng bước thể hiện vai trò trong phát triển kinh tế -xã hội vùng và cả nước. Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào là thế mạnh để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội và thực hiện tái cấu trúc kinh tế. Sự phát triển đô thị tỉnh Hà Nam là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các quận, huyện phía Nam của Hà Nội.

4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

4.1. Tỉnh Ninh Bình

Trong giai đoạn 2020 - 2025, bám sát và thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quan tâm hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Ninh Bình luôn đoàn kết, trách nhiệm, bản lĩnh, kiên định và quyết tâm, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, phát huy dân chủ, khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được kết quả khá toàn diện, nhiều mặt, nổi bật:

a) Về phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 ước đạt 7,76%/năm. Công tác phát triển đô thị có bước đột phá. Nông nghiệp chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh. Thu ngân sách nhà nước chuyển biến tích cực theo hướng bền vững. Công tác quản lý, huy động, phân bổ nguồn lực đầu tư được lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng cơ cấu lại các nguồn lực đầu tư với phương châm đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.

b) Về văn hóa - xã hội

Các hoạt động văn hóa diễn ra đa dạng, giàu màu sắc. Thực hiện có hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, tạo sự chuyển biến tích cực cả quy mô và chất lượng. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử được quan tâm chỉ đạo gắn với đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, địa phương.

c) Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng, vai trò và vị thế của tỉnh Ninh Bình ngày càng được nâng lên. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

4.2. Tỉnh Nam Định

Trong giai đoạn 2020-2025, Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị tỉnh Nam Định đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, chủ động đổi mới sáng tạo; bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, linh hoạt lựa chọn một số nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, đạt được nhiều kết quả quan trọng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, cụ thể:

a) Về phát triển kinh tế

Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng bình quân 14,23%/năm. Nông nghiệp tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thương mại, dịch vụ phát triển khá toàn diện, đáp ứng tốt các nhu cầu của sản xuất và đời sống Nhân dân. Kinh tế vùng ven biển đang dần trở thành động lực phát triển của tỉnh; các địa phương vùng ven biển luôn đi đầu và đóng góp quan trọng vào thành tích xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

b) Về văn hóa xã hội

Hoạt động văn hóa tiếp tục được quan tâm, hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng, mở rộng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Ngành giáo dục và đào tạo tập trung đổi mới căn bản và toàn diện. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng lên, hạ tầng y tế được quan tâm đầu tư. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực.

Các hoạt động khoa học và công nghệ được chú trọng thực hiện, nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học được đưa vào sản xuất và đời sống. Công tác cải cách thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư được triển khai mạnh mẽ, các chỉ số đánh giá về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số được cải thiện.

c) An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

4.3. Tỉnh Hà Nam

Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; quyết tâm, đổi mới, sáng tạo, tập trung, thống nhất cao trong lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể:

a) Về phát triển kinh tế

Tỉnh Hà Nam đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo và dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Thương mại, dịch vụ phát triển, từng bước hình thành hạ tầng thương mại, dịch vụ lớn, hiện đại. Thu ngân sách nhà nước đạt cao, giai đoạn 2021-2025 thu cân đối ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 23,4%/năm. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị đi vào nền nếp. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường. Hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng, phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả tốt.

b) Về văn hóa xã hội

Văn hóa - xã hội phát triển toàn diện, đảm bảo tốt an sinh xã hội, quan tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống nhân dân. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được coi trọng, đạt nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện tốt. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc. Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện chuyển đổi số.

c) Xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quân sự, quốc phòng địa phương hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ đề ra. Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đề án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự.

5. Các chính sách đặc thù hiện hưởng

5.1. Tỉnh Ninh Bình: Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành 23 nghị quyết quy định các chính sách đặc thù hiện hưởng nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

5.2. Tỉnh Nam Định: Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định đã ban hành 12 nghị quyết quy định các chính sách đặc thù hiện hưởng nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

5.3. Tỉnh Hà Nam: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành 55 nghị quyết quy định các chính sách đặc thù hiện hưởng nhằm phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

6. Tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn

6.1. Tỉnh Ninh Bình

6.1.1 Khối Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể

a) Cấp tỉnh:

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: 42 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 13 đồng chí, Thường trực Tỉnh ủy: 3 đồng chí.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy: 5 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy. Biên chế: 150 cán bộ, công chức.

- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Ban Chấp hành Đảng ủy: 23 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy: 08 đồng chí, Thường trực Đảng ủy có 3 đồng chí. Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan Ủy ban kiểm tra; Ban Tuyên giáo và Dân vận; Văn phòng. + Biên chế: 9 cán bộ, công chức.

- Đảng ủy UBND tỉnh: Ban Chấp hành Đảng ủy: 25 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy: 7 đồng chí, Thường trực Đảng ủy: 2 đồng chí. Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan Ủy ban kiểm tra; Ban Tuyên giáo và Dân vận; Văn phòng. Biên chế: 13 cán bộ, công chức.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy: 2 đơn vị sự nghiệp, gồm: Báo Ninh Bình và Trường Chính trị tỉnh. Biên chế: 92 viên chức.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: 6 cơ quan, gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Tỉnh đoàn. Biên chế: 130 cán bộ, công chức, viên chức.

b) Cấp huyện

- Ban Chấp hành Đảng bộ các huyện, thành phố: 259 đồng chí, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện: 75 đồng chí, thường trực cấp ủy cấp huyện: 21 đồng chí.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện: 28 cơ quan (mỗi huyện, thành ủy có 04 cơ quan) gồm: Ban tổ chức; ủy ban kiểm tra; ban tuyên giáo và dân vận; văn phòng). Biên chế: 176 cán bộ, công chức.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy cấp huyện: 7 đơn vị (mỗi huyện, thành ủy có Trung tâm Chính trị huyện, thành phố). Biên chế: 32 viên chức.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: 42 cơ quan (mỗi huyện, thành phố có 6 cơ quan, gồm: Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, liên đoàn lao động và đoàn thanh niên). Biên chế: 147 cán bộ, công chức và 3 viên chức.

6.1.2. Khối chính quyền

a) Cấp tỉnh

* Khối cơ quan thuộc HĐND tỉnh: Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan (gồm Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế, Ban Văn hóa Xã hội và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh). Biên chế: 27 công chức.

* Khối cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổ chức bộ máy: 13 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, các sở: Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp); 1 tổ chức hành chính khác (Ban Quản lý các Khu công nghiệp).

113 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: 5 đơn vị thuộc UBND tỉnh (Trường Đại học Hoa Lư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đài Phát Thanh và Truyền hình) và 98 đơn vị thuộc sở ngành và chi cục. Biên chế: 881 công chức, 5.324 người làm việc (viên chức) hưởng lương ngân sách nhà nước.

b) Cấp huyện

* Khối cơ quan thuộc HĐND huyện: Tổ chức bộ máy: 14 ban (Mỗi UBND huyện, thành phố có 2 ban gồm Ban Kinh tế xã hội, Ban Pháp chế). Biên chế: 21 công chức. * Khối cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện: Tổ chức bộ máy: 71 cơ quan chuyên môn (thành phố Hoa Lư, thành phố Tam Điệp, các huyện: Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn: 10 phòng/đơn vị gồm Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Môi trường, phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra; huyện Nho Quan có thêm phòng Dân tộc và Tôn giáo).

463 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện. Biên chế: 547 công chức, 13.486 người làm việc (viên chức) hưởng lương ngân sách nhà nước

c) Cấp xã: 2.623 cán bộ, công chức cấp xã

6.2. Tỉnh Nam Định

6.2.1 Khối Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể

a) Cấp tỉnh

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: 49 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 14 đồng chí, Thường trực Tỉnh ủy: 3 đồng chí.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy: 5 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy. Biên chế: 141 cán bộ, công chức.

- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Ban Chấp hành Đảng ủy: 18 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy: 9 đồng chí, Thường trực Đảng ủy: 3 đồng chí. Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan Ủy ban kiểm tra; Ban Tuyên giáo và Dân vận; Văn phòng. Biên chế: 12 cán bộ, công chức.

- Đảng ủy UBND tỉnh: Ban Chấp hành Đảng ủy: 23 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy: 7 đồng chí, Thường trực Đảng ủy: 3 đồng chí. Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan Ủy ban kiểm tra; Ban Tuyên giáo và Dân vận; Văn phòng. Biên chế: 13 cán bộ, công chức.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy: 2 đơn vị, gồm: Báo Nam Định và Trường Chính trị tỉnh. Biên chế: 137 viên chức.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: 06 cơ quan, gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Tỉnh đoàn. Biên chế: 177 cán bộ, công chức, viên chức.

b) Cấp huyện

- Ban Chấp hành Đảng bộ các huyện, thành phố: 341 đồng chí, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện: 94 đồng chí, thường trực cấp ủy cấp huyện: 26 đồng chí.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện: 36 cơ quan (mỗi huyện, thành ủy có 4 cơ quan, gồm: Ban tổ chức; ủy ban kiểm tra; ban tuyên giáo và dân vận; văn phòng). Biên chế: 267 cán bộ, công chức.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy cấp huyện: 9 cơ quan (mỗi huyện, thành ủy có 1 đơn vị là Trung tâm Chính trị huyện, thành phố). Biên chế: 29 viên chức.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: 54 cơ quan (mỗi huyện, thành phố có 6 cơ quan, gồm: Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, liên đoàn lao động và đoàn thanh niên. Biên chế: 222 cán bộ, công chức.

6.2.2. Khối chính quyền

a) Cấp tỉnh

* Khối cơ quan thuộc HĐND tỉnh:

- Tổ chức bộ máy: 04 cơ quan (gồm Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế, Ban Văn hóa Xã hội và Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh). - Biên chế: 36 công chức.

* Khối cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổ chức bộ máy: 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, các sở: Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp); 1 tổ chức hành chính khác (Ban Quản lý các Khu công nghiệp); 104 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: 3 đơn vị thuộc UBND tỉnh (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nam Định; Trường Cao đẳng kinh tế và công nghệ Nam Định) và 101 đơn vị thuộc sở ngành và chi cục. Biên chế: 1.088 công chức, 4.630 người làm việc (viên chức) hưởng lương ngân sách nhà nước.

b) Cấp huyện

* Khối cơ quan thuộc HĐND huyện: Tổ chức bộ máy: 18 ban (Mỗi UBND huyện, thành phố có 02 ban gồm Ban Kinh tế xã hội, Ban Pháp chế). Biên chế: 28 công chức. * Khối cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện: Tổ chức bộ máy: 81 cơ quan chuyên môn (mỗi huyện, thành phố có 09 phòng, gồm: Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện; Phòng Nội vụ; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Nông nghiệp và Môi trường; Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Phòng Tư pháp; Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra huyện). 729 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện. Biên chế: 801 công chức và 25.508 người làm việc (viên chức) hưởng lương ngân sách nhà nước.

c) Cấp xã: 4.328 cán bộ, công chức cấp xã

6.3. Tỉnh Hà Nam

6.3.1 Khối Đảng, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể

a) Cấp tỉnh

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: 49 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 14 đồng chí, Thường trực Tỉnh ủy: 03 đồng chí.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy: 5 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy. Biên chế: 137 cán bộ, công chức.

- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Ban Chấp hành Đảng ủy: 20 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy: 08 đồng chí, Thường trực Đảng ủy: 3 đồng chí. Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan Ủy ban kiểm tra; Ban Tuyên giáo và Dân vận; Văn phòng. Biên chế: Có 11 cán bộ, công chức.

- Đảng ủy UBND tỉnh: Ban Chấp hành Đảng ủy: 25 đồng chí, Ban Thường vụ Đảng ủy: 9 đồng chí, Thường trực Đảng ủy: 3 đồng chí. Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan, gồm: Ban Tổ chức; Cơ quan Ủy ban kiểm tra; Ban Tuyên giáo và Dân vận; Văn phòng. Biên chế: 10 cán bộ, công chức.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy: 2 đơn vị, gồm: Báo Hà Nam và Trường Chính trị tỉnh. Biên chế: 128 viên chức.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: 6 cơ quan, gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Tỉnh đoàn. Biên chế: 138 cán bộ, công chức, viên chức.

b) Cấp huyện

- Ban Chấp hành Đảng bộ các huyện, thị xã, thành phố: 194 đồng chí, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện: 51 đồng chí, thường trực cấp ủy cấp huyện: 18 đồng chí.

- Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện: 24 cơ quan (mỗi huyện, thị, thành ủy có 4 cơ quan, gồm: Ban tổ chức; ủy ban kiểm tra; ban tuyên giáo và dân vận; văn phòng). Biên chế: 156 cán bộ, công chức.

- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy cấp huyện: 6 đơn vị (mỗi huyện, thị, thành ủy có 1 đơn vị là Trung tâm Chính trị huyện, thị xã, thành phố). Biên chế: 21 viên chức.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: 6 cơ quan, gồm: Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, liên đoàn lao động và đoàn thanh niên. Biên chế: 143 cán bộ, công chức.

6.3.2. Khối chính quyền

a) Cấp tỉnh

* Khối cơ quan thuộc HĐND tỉnh: Tổ chức bộ máy: 4 cơ quan (gồm Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Pháp chế, Ban Văn hóa Xã hội và Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh). Biên chế: 29 công chức.

* Khối cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổ chức bộ máy: 12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, các sở: Nội vụ, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp); 2 tổ chức hành chính khác (Ban Quản lý các khu công nghiệp; Ban Quản lý khu đại học Nam Cao). 71 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: 2 đơn vị thuộc UBND tỉnh (Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Nam; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh) và 69 đơn vị thuộc sở ngành. Biên chế: 784 công chức, 2.610 người làm việc (viên chức) hưởng lương ngân sách nhà nước.

b) Cấp huyện

* Khối cơ quan thuộc HĐND huyện: Tổ chức bộ máy: 12 ban (Mỗi UBND huyện, thành phố có 2 ban gồm Ban Kinh tế xã hội, Ban Pháp chế). Biên chế: 20 công chức.

* Khối cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện:

- Tổ chức bộ máy: 60 cơ quan chuyên môn (mỗi huyện, thành phố, thị xã có 10 phòng gồm Văn phòng HĐND và UBND, Phòng Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Môi trường, phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra). 372 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Biên chế: 407 công chức, 12.607 người làm việc (viên chức) hưởng lương ngân sách nhà nước.

c) Cấp xã: 2.099 cán bộ, công chức cấp xã.

PHẦN III

PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH

I. PHƯƠNG ÁN VÀ KẾT QUẢ SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH

1. Phương án

1.1. Thành lập tỉnh Ninh Bình trực thuộc Trung ương trên cơ hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định thành 1 tỉnh lấy tên là tỉnh Ninh Bình, Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

1.2. Cơ sở và lý do đề xuất phương án, lựa chọn tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC cấp tỉnh sau sắp xếp:

- Việc hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay là đúng chủ trương tại Nghị Quyết số 60-KL/TW ngày 12/4/2025 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với quy hoạch phát triển vùng.

- Đảm bảo nguyên tắc sử dụng một trong các tên đã có sẵn, dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ; giúp giảm thiểu xáo trộn giấy tờ, tiết kiệm ngân sách, nhân lực, qua đó bảo đảm nguyên tắc hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý.

- Vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.

- Có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng, an ninh.

2. Kết quả

- Tỉnh Ninh Bình có 3.942,6km2, đạt 112, 645% theo tiêu chuẩn của tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng và đạt 262,84% theo tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương. Quy mô dân số 4.412.264 người đạt 315,16% theo tiêu chuẩn của tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng và đạt 882,45% theo tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, có 129 ĐVHC cấp xã trực thuộc (gồm 97 xã, 32 phường).

Nơi đặt Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC: Thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay

II. GIẢI TRÌNH TRƯỜNG HỢP ĐVHC CẤP TỈNH HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, QUY MÔ DÂN SỐ THEO QUY ĐỊNH: không có.

PHẦN IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH

1. Tác động tích cực

1.1. Tác động đến công tác quản lý nhà nước

- Thực hiện sắp xếp ĐVHC tạo ra thay đổi tích cực, hướng đến nâng cao được hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, góp phần tinh bộ máy, tinh giản biên chế, giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước chi cho việc bảo đảm hoạt động của bộ máy quản lý.

- Thông qua việc sắp xếp ĐVHC, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng hiệu suất làm việc và trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương hành chình và đạo đức công vụ.

- Khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương, góp phần kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng; chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế giữa các khu vực có trình độ quản lý và phát triển kinh tế cao với khu vực liền kề.

1.2. Tác động đến phát triển kinh tế

- Việc sắp xếp ĐVHC giúp hình thành các ĐVHC mới có quy mô lớn, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương, tạo thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư từ đó nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế địa phương, đủ tiềm lực để cạnh tranh với các ĐVHC của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh cùng với việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ góp phần giải quyết triệt để các vấn đề về sử dụng tài nguyên, môi trường, khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

1.3. Tác động về xã hội

- Sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh giúp quy hoạch tốt hơn về hạ tầng, giao thông, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân; tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân.

- Việc mở rộng quy mô ĐVHC tạo điều kiện giải quyết tốt hơn các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thu gom, xử lý chất thải, các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.

- Trên cơ sở ĐVHC cấp tỉnh mới có quy mô dân số và diện tích lớn hơn, cùng với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương cấp cơ sở, chính quyền cơ sở trực tiếp quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân trên địa bàn.

- Sự tương đồng về các yếu tố tôn giáo, phong tục, tập quán và các mối quan hệ kinh tế, chính trị truyền thống giữa các cộng đồng dân cư của các ĐVHC thực hiện sắp xếp tạo điều kiện cho việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa làm tiền đề cho việc xây dựng các hoạt động du lịch, văn hóa, hỗ trợ phát triển kinh tế.

1.4. Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội

- Sau khi sắp xếp, diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC cấp tỉnh mới lớn hơn, thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch tác chiến, phòng thủ theo địa bàn, khu vực. - Sau sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất của lực lượng Quân sự, Công an. Từ đó, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở ổn định hơn.

1.5. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

- Tiết kiệm ngân sách nhà nước hằng năm cho thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công do giảm số lượng ĐVHC.

- Có điều kiện tập trung nguồn trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công tại các ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp.

2. Tác động tiêu cực

2.1. Tác động đến công tác quản lý nhà nước

- Bước đầu có thể gây ra các khó khăn về địa lý, giao thông của người dân và doanh nghiệp khi có liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính với chính quyền cấp cơ sở; số lượng cán bộ ở cấp xã dôi dư nhiều, khó khăn trong công tác bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ dôi dư sau sắp xếp.

- Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền địa phương là thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động do quy mô ĐVHC mới và bối cảnh cách mạng 4.0 đòi hỏi cao hơn đối với bộ máy chính quyền.

- Việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức tác động, ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng của một bộ phận cán bộ, công chức.

2.2. Tác động đến phát triển kinh tế

- Sắp xếp ĐVHC sẽ có phát sinh chi ngân sách để khắc con dấu pháp lý mới và để thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp, chỉnh lý, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

- Khi sắp xếp các ĐVHC, các chính sách đặc thù trong thu hút đầu tư có thể bị mất đi hoặc điều chỉnh theo ĐVHC mới, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và nhà đầu tư; việc thay đổi địa giới hành chính có thể làm gián đoạn các quy hoạch kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công.

- Một số doanh nghiệp và người dân có thể lo ngại việc thay đổi địa giới hành chính sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, nhất là về thuế, đất đai, vay vốn kinh doanh. Tâm lý chưa quen với sự thay đổi có thể làm chậm tiến trình chuyển đổi, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

2.3. Tác động về xã hội

Việc thay đổi địa giới hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến các thông tin cá nhân trong hồ sơ, giấy tờ của người dân, có thể gây ra tâm lý ngại chuyển đổi.

2.4. Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội

Sau khi sắp xếp ĐVHC, địa bàn rộng hơn, không còn cấp trung gian thì khi phát sinh các vấn đề xã hội tại các khu dân cư có thể không được giải quyết kịp thời, dễ xảy ra các mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

2.5. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

- Sau khi sắp xếp, cùng với việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đòi hỏi phải tính toán, xác lập lại các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho phù hợp với thẩm quyền của cấp tỉnh và cấp xã, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.

- Việc sắp xếp ĐVHC làm khối lượng công việc liên quan đến thủ tục hành chính sẽ gia tăng đột biến do phải thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp.

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, BỐ TRÍ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC

1.1. Tổ chức Đảng, các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Căn cứ Điều lệ Đảng, Quy định thi hành Điều lệ Đảng, các văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương để thành lập các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và thành lập, quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp tỉnh, cấp xã.

1.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Thành lập, quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của tổ chức theo các quy định của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh (bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội) theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1.3. Tổ chức chính quyền địa phương sau khi sắp xếp các ĐVHC: thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương.

a) Hội đồng nhân dân của ĐVHC cấp tỉnh mới thành lập

- Khóa của HĐND được tiếp tục tính theo khóa của HĐND ở ĐVHC được giữ nguyên tên gọi sau sắp xếp.

- Thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan thuộc HĐND cấp tỉnh được tổ chức thống nhất ở các địa phương và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phù hợp với quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

b) UBND của ĐVHC cấp tỉnh mới thành lập

- Thực hiện nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh có cùng chức năng, nhiệm vụ; đối với các cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác không cùng chức năng, nhiệm vụ thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công lập trên địa bàn ĐVHC sau sắp xếp thực hiện theo Nghị quyết số 76/2025/NQ - UBTVQH15 ngày 14/4/2025 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn bản số 03/CV-BCĐ ngày 15/4/2025 của Ban chỉ đạo và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp ĐVHC

2.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý

a) Việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp thực hiện theo Kết luận của Bộ Chính trị, hướng dẫn của Trung ương.

b) Về số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện bố trí theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

c) Đối với trường hợp đang giữ chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn, căn cứ điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực của cán bộ, công chức, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo phân cấp quản lý, xem xét, quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mới sau sắp xếp.

Đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu sau sắp xếp thì được bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề hoặc bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy.

d) Đối với trường hợp đang giữ chức danh cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo phân cấp quản lý, xem xét, quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu đơn vị sau sắp xếp hoặc bố trí chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức.

e) Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc chính quyền địa phương ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp có thể cao hơn quy định và giảm dần theo lộ trình bảo đảm thực hiện quy định của Chính phủ.

2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng theo quy định

a) Thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp ĐVHC bảo đảm yêu cầu tinh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với thực tiễn của địa phương.

b) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có mặt tại các ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp.

Trước mắt, giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hợp đồng hiện có tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng hoặc bố trí công tác tại cấp xã.

Sau đó, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.

3. Phương án và lộ trình giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau sắp xếp ĐVHC

3.1. Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp ĐVHC mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.

3.2. Căn cứ quy định của Chính phủ, quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, UBND tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trong quá trình sắp xếp ĐVHC, tổ chức bộ máy bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp ĐVHC.

3.3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp thực hiện việc rà soát, đánh giá và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành của Chính phủ, bảo đảm giữ được người có năng lực nổi trội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3.4. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền. Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.

III. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH SẮP XẾP, XỬ LÝ TRỤ SỞ, TÀI SẢN CÔNG SAU SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH

1. Phương án sắp xếp trụ sở làm việc, cơ sở vật chất

a) Thực trạng

- Tỉnh Ninh Bình: Tổng cộng có 167 cơ sở nhà đất thuộc khối cơ quan, tổ chức đơn vị cấp tỉnh quản lý.

- Tỉnh Nam Định: Tổng cộng có 111 cơ sở nhà đất thuộc khối cơ quan, tổ chức đơn vị cấp tỉnh quản lý.

- Tỉnh Hà Nam: Tổng cộng có 95 cơ sở nhà đất thuộc khối cơ quan, tổ chức đơn vị cấp tỉnh quản lý.

b) Phương án sắp xếp

-Trên cơ sở phương án sắp xếp tổ chức bộ máy khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp; căn cứ kết quả rà soát hiện trạng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của 3 tỉnh trước sắp xếp để xây dựng phương án bố trí, sắp xếp trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Trụ sở Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các sở và tương đương sau sắp xếp đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trên cơ sở sử dụng trụ sở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của tỉnh Ninh Bình hiện nay.

- Các cơ sở hoạt động sự nghiệp thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục trước mắt giữ nguyên. - Các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến người dân và doanh nghiệp (thủ tục hành chính, tiếp công dân, đất đai, môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự …) thì căn cứ vào tình hình thực tế có thể bố trí tỷ lệ hợp lý số lượng cán bộ công chức, viên chức, người làm việc đồng thời tại các cơ sở và sử dụng trụ sở làm việc hiện tại của các tỉnh Nam Định, Hà Nam (trước sắp xếp).

2. Phương án bố trí, sắp xếp, xử lý các tài sản công khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp)

2.1. Đối với xe ô tô

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất tiếp nhận nguyên trạng xe ô tô hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trước sắp xếp. Sau khi sắp xếp, căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo quy định hiện hành để rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

2.2. Đối với máy móc, thiết bị và các tài sản khác

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất tiếp nhận nguyên trạng máy móc, thiết bị và các tài sản khác hiện có của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trước sắp xếp để tiếp tục sử dụng. Trường hợp dôi dư thì thực hiện điều hòa giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh cho phù hợp, hoặc xử lý theo quy định.

Phương án hỗ trợ phương tiện đi lại (từ tỉnh cũ đến Trung tâm Chính trị - hành chính mới), chi phí lưu trú cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; phương án bố trí về nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Ngay sau khi hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết để hỗ trợ phương tiện đi lại, chi phí lưu trú cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn để đáp ứng nhiệm vụ yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

IV. PHƯƠNG ÁN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐVHC CẤP TỈNH HÌNH THÀNH SAU SẮP XẾP (NẾU CÓ).

Người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo ĐVHC như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.

Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của Trung ương và địa phương áp dụng đối với ĐVHC như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp có thay đổi tên gọi của ĐVHC sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của ĐVHC để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.

V. KẾ HOẠCH, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRONG VIỆC SẮP XẾP ĐVHC CẤP TỈNH

1. Kế hoạch, lộ trình thực hiện

1.1. Phối hợp xây dựng, thông qua Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh. Thời gian thực hiện: Hoàn thành xong trong ngày 20/4/2025.

1.2. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình về nội dung Đề án. Thời gian thực hiện: Hoàn thành xong trong ngày 23/4/2025.

1.3. Tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp thông qua dự thảo Đề án. Thời gian thực hiện: Hoàn thành xong trong ngày 28/4/2025.

1.4. Hoàn thiện Hồ sơ Đề án trình Chính phủ, Bộ Nội vụ: Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 01/5/2025.

1.5. Tổ chức công bố và triển khai Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC các cấp của tỉnh Ninh Bình. Thời gian thực hiện: sau 10 ngày, kể từ khi Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành.

1.6. Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức của ĐVHC các cấp mới được thành lập sau khi thực hiện sắp xếp:

a) Rà soát, xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, dự kiến bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức tại ĐVHC các cấp mới thành lập; dự kiến số lượng, phương án giải quyết các đối tượng chịu sự tác động do sắp xếp ĐVHC các cấp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định (hoàn thành trước ngày 25/7/2025).

b) Sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức tại ĐVHC các cấp sau khi thực hiện sắp xếp. Thời gian thực hiện: Trong 10 ngày, kể từ khi Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành (hoàn thành trước ngày 25/7/2025).

1.7. Xây dựng kế hoạch, lộ trình sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức ở ĐVHC mới thành lập đảm bảo đúng quy định của Trung ương. Thời gian thực hiện: chậm nhất 5 năm, kể từ khi Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành.

1.8. Thực hiện sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công và thu hồi con dấu các cơ quan, tổ chức liên quan; sắp xếp, chỉnh lý, số hóa tài liệu để quản lý tài liệu lưu trữ, bố trí địa điểm bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ. Thời gian thực hiện: theo quy định Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền.

1.9. Tổ chức thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan và khôn thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới ĐVHC. Thời gian thực hiện: sau khi có Nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, hướng dẫn của các sở, ban, ngành.

1.10. Rà soát, thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù và chế độ, chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia. Thời gian thực hiện theo quy định Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền.

1.11. Thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự tác động do sắp xếp ĐVHC các cấp. Thời gian thực hiện: trong thời hạn 5 năm, kể từ khi Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ có hiệu lực thi hành.

1.12. Tổ chức thực hiện phân loại ĐVHC và lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp. Thời gian thực hiện trong thời hạn 6 tháng, kể từ khi Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành.

1.13. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC các cấp. Thời gian thực hiện theo Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 07/4/2025 của Chính phủ và Bộ Nội vụ.

2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức

2.1. Tỉnh ủy các tỉnh: Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định (trước khi hợp nhất) Tỉnh ủy Ninh Bình chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Tỉnh ủy Hà Nam, Tỉnh ủy Nam Định:

- Chỉ đạo xây dựng Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; lấy ý kiến nhân dân, hoàn thiện đề án, trình Chính phủ (theo hướng dẫn của Chính phủ).

- Chuẩn bị dự thảo các văn kiện của cấp ủy tỉnh, thành phố (sau khi hợp nhất) và các công việc chuẩn bị tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố (sau khi hợp nhất) nhiệm kỳ 2025 - 2030.

- Xây dựng phương án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trưởng các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND, HĐND cấp tỉnh theo Kết luận của cấp có thẩm quyền.

- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tham mưu Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cấp tỉnh (sau khi hợp nhất) nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 theo Kết luận của Bộ Chính trị.

2.2. HĐND các tỉnh: Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định (trước khi hợp nhất), HĐND tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp chặt chẽ với HĐND tỉnh Hà Nam, HĐND tỉnh Nam Định: chỉ đạo nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức, bộ máy và các điều kiện bảo đảm công tác của các cơ quan thuộc HĐND tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2.3. UBND tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh Nam Định (trước khi hợp nhất), UBND tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy của cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh sau khi thực hiện sắp xếp; điều chuyển biên chế, nhân sự; rà soát, xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, dự kiến bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, tổ chức tại ĐVHC các cấp mới thành lập; dự kiến số lượng, phương án giải quyết các đối tượng chịu sự tác động do sắp xếp ĐVHC các cấp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thời gian thực hiện: Trong 10 ngày, kể từ khi Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực thi hành (hoàn thành trước ngày 25/7/2025).

2.4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam: phối hợp tổ chức tuyên truyền, quán triệt thực hiện các Văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, đặc biệt là các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân và dư luận xã hội trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

2.5. Ban Tổ chức Tỉnh ủy: tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định (trước khi hợp nhất) Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Nam, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nam Định:

- Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, kiện toàn Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng ủy UBND tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

- Chủ trì tham mưu phương án kiện toàn các chức danh cán bộ lãnh đạo diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý theo quy định, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong quá trình kiện toàn các cấp ủy, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh theo tiến độ yêu cầu.

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Kết luận

Việc sắp xếp các ĐVHC cấp tỉnh là cần thiết, cơ bản đáp ứng theo tinh thần của Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn Bộ Nội vụ về việc sắp xếp ĐVHC và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, nhằm tổ chức lại ĐVHC cấp tỉnh thành lập sau sắp xếp có diện tích tự nhiên, quy mô dân số đảm bảo phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội.

Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh của tỉnh Ninh Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Hà Nam là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế và chủ trương của Trung ương. Khi sắp xếp sẽ giảm được 2 ĐVHC cấp tỉnh; kết thúc hoạt động của 22 ĐVHC cấp huyện, giảm được 269 xã (đạt 67,58%); đồng thời, tinh giảm số lượng tổ chức bộ máy, CBCCVC, NLĐ góp phần giảm chi ngân sách nhà nước, mở rộng quy mô địa bàn, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho ĐVHC mới thành lập.

Tuy nhiên, việc sắp xếp ĐVHC là việc lớn, có tác động đến nhiều người dân trên địa bàn tỉnh; là công việc nhạy cảm, phức tạp, thực hiện trong thời gian ngắn, triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn; tác động lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; tác động đến tư tưởng, tâm lý của Nhân dân, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Việc sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư và trụ sở, tài sản công của các ĐVHC sau sắp xếp cần có thời gian để hoàn thành.

Trong quá trình triển khai thực hiện cần tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân; phương pháp triển khai thực hiện cần chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học, kiên trì vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tại các địa phương, quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu kế hoạch đã đề ra.

2. Kiến nghị, đề xuất

Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các cấp có thẩm quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo để tỉnh Ninh Bình (sau sắp xếp) phát triển để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

Trên đây là Đề án sắp xếp các tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định. UBND tỉnh Ninh Bình kính trình Chính phủ xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

NBO

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/tom-tat-de-an-hop-nhat-tinh-ha-nam-tinh-ninh-binh-va-tinh-490281.htm
Zalo