Toàn cảnh trục Bắc - Nam TP.HCM được đầu tư gần 10.000 tỷ đồng làm đường trên cao

Trục Bắc - Nam TP.HCM (đường Nguyễn Hữu Thọ) sẽ được đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng để làm đường trên cao dài 7,2km và đường song hành, giải quyết tình trạng ùn ứ giao thông tại cửa ngõ phía Nam thành phố.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ (trục Bắc - Nam TP.HCM) vừa được Sở GTVT TP.HCM trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để UBND TP phê duyệt. Đây là một trong bốn dự án BOT cửa ngõ TP dự kiến được triển khai từ năm 2025 - 2028. Dự án có chiều dài tuyến 8,6km, điểm đầu tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (trong ảnh) và điểm cuối tại nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ (trục Bắc - Nam TP.HCM) vừa được Sở GTVT TP.HCM trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để UBND TP phê duyệt. Đây là một trong bốn dự án BOT cửa ngõ TP dự kiến được triển khai từ năm 2025 - 2028. Dự án có chiều dài tuyến 8,6km, điểm đầu tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (trong ảnh) và điểm cuối tại nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, đường Nguyễn Hữu Thọ hiện hữu có bốn làn xe ở hai chiều đường, thường xuyên xảy ra ùn ứ, kẹt xe nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Là tuyến đường có lượng xe tải, xe container lớn ra vào liên tục, trong khi mặt cắt ngang đường nhỏ hẹp, thời gian dừng chờ tín hiệu đèn khá lâu... nên tình trạng ùn ứ, kẹt xe diễn ra triền miên nhất là tại giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, đường Nguyễn Hữu Thọ hiện hữu có bốn làn xe ở hai chiều đường, thường xuyên xảy ra ùn ứ, kẹt xe nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Là tuyến đường có lượng xe tải, xe container lớn ra vào liên tục, trong khi mặt cắt ngang đường nhỏ hẹp, thời gian dừng chờ tín hiệu đèn khá lâu... nên tình trạng ùn ứ, kẹt xe diễn ra triền miên nhất là tại giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh.

"Trời nắng cũng kẹt, mưa xuống còn kẹt hơn, phải nhích từng chút một. Nhà tôi ở trên đường Lê Thị Kỉnh (huyện Nhà Bè), cách nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ khoảng 2km nên tôi thường xuyên chứng kiến cảnh kẹt xe ở đây. Dòng xe nối dài cả trên đường Nguyễn Hữu Thọ lẫn đường Lê Văn Lương, nếu không né giờ cao điểm xác định phải chờ đợi rất lâu", chị Ngọc Anh, người dân khu vực chia sẻ.

"Trời nắng cũng kẹt, mưa xuống còn kẹt hơn, phải nhích từng chút một. Nhà tôi ở trên đường Lê Thị Kỉnh (huyện Nhà Bè), cách nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ khoảng 2km nên tôi thường xuyên chứng kiến cảnh kẹt xe ở đây. Dòng xe nối dài cả trên đường Nguyễn Hữu Thọ lẫn đường Lê Văn Lương, nếu không né giờ cao điểm xác định phải chờ đợi rất lâu", chị Ngọc Anh, người dân khu vực chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Hùng, tài xế chở hàng ở Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) cho biết, tình trạng tắc xe trên đường Nguyễn Hữu Thọ đã kéo dài nhiều năm. “Đường nhỏ mà lượng xe nhiều thường xuyên kẹt. Hàng cần giao gấp mà phải nhích từng chút một rất sốt ruột. Rất mong tuyến đường được mở rộng để xe cộ lưu thông thuận lợi hơn", anh Hùng nói.

Anh Nguyễn Văn Hùng, tài xế chở hàng ở Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) cho biết, tình trạng tắc xe trên đường Nguyễn Hữu Thọ đã kéo dài nhiều năm. “Đường nhỏ mà lượng xe nhiều thường xuyên kẹt. Hàng cần giao gấp mà phải nhích từng chút một rất sốt ruột. Rất mong tuyến đường được mở rộng để xe cộ lưu thông thuận lợi hơn", anh Hùng nói.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án nâng cấp, mở rộng trục Bắc - Nam TP.HCM có mặt cắt ngang rộng 60m, 10 làn xe và các hành lang để bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật . Phần tuyến chính là cầu cạn dài 7,2km với 4 làn xe, tốc độ 80km/h. Tim cầu sẽ lệch so với tim quy hoạch về bên trái (hướng quận 7 đi Nhà Bè) để tránh đường ống cấp nước D1200 hiện hữu và thuận lợi cho việc xây dựng tuyến metro số 4 trong tương lai.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án nâng cấp, mở rộng trục Bắc - Nam TP.HCM có mặt cắt ngang rộng 60m, 10 làn xe và các hành lang để bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật . Phần tuyến chính là cầu cạn dài 7,2km với 4 làn xe, tốc độ 80km/h. Tim cầu sẽ lệch so với tim quy hoạch về bên trái (hướng quận 7 đi Nhà Bè) để tránh đường ống cấp nước D1200 hiện hữu và thuận lợi cho việc xây dựng tuyến metro số 4 trong tương lai.

Trong khi đó, phần đường song hành có 6 làn xe đi thấp với tốc độ 60km/h với 14 cây cầu ở hai bên đường. Trong ảnh, đường Nguyễn Hữu Thọ Hiện Hữu có phần diện tích rất lớn nằm ở giữa, hiện là đầm lầy, nơi lau sậy mọc... Đây là diện tích sẽ được làm đường trên cao của dự án.

Trong khi đó, phần đường song hành có 6 làn xe đi thấp với tốc độ 60km/h với 14 cây cầu ở hai bên đường. Trong ảnh, đường Nguyễn Hữu Thọ Hiện Hữu có phần diện tích rất lớn nằm ở giữa, hiện là đầm lầy, nơi lau sậy mọc... Đây là diện tích sẽ được làm đường trên cao của dự án.

Dự án sẽ xây dựng các nút giao khác mức gồm nút giao đường Nguyễn Văn Linh và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, ưu tiên cho dòng xe vận tải chính từ đường Nguyễn Hữu Thọ với đường Nguyễn Văn Linh và cao tốc Bến Lức - Long Thành chạy liên tục. Trong ảnh là điểm cuối dự án tại điểm giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành, đây là đoạn đường đã được xây dựng 10 làn đường rộng rãi, khang trang.

Dự án sẽ xây dựng các nút giao khác mức gồm nút giao đường Nguyễn Văn Linh và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, ưu tiên cho dòng xe vận tải chính từ đường Nguyễn Hữu Thọ với đường Nguyễn Văn Linh và cao tốc Bến Lức - Long Thành chạy liên tục. Trong ảnh là điểm cuối dự án tại điểm giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành, đây là đoạn đường đã được xây dựng 10 làn đường rộng rãi, khang trang.

Ở các vị trí lên xuống cầu cạn, dự án sẽ xây dựng các nhánh tại khu vực cầu Rạch Đỉa, khu vực đường Kho B, đường Phạm Hữu Lầu và đường Nguyễn Văn Tạo. Ngoài ra, còn có các nút giao bằng, kết nối đường ngang vào đường song hành, tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu...

Ở các vị trí lên xuống cầu cạn, dự án sẽ xây dựng các nhánh tại khu vực cầu Rạch Đỉa, khu vực đường Kho B, đường Phạm Hữu Lầu và đường Nguyễn Văn Tạo. Ngoài ra, còn có các nút giao bằng, kết nối đường ngang vào đường song hành, tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu...

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.894 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay 530,75 tỷ đồng). Sơ bộ tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 66,5ha (quận 7 khoảng 13,28ha, huyện Nhà Bè 53,22ha). Trong đó diện tích đất phải thực hiện giải phóng mặt bằng khoảng 2,2711ha, diện tích đất công cộng (đường giao thông, mặt nước...) khoảng 56,29ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.894 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay 530,75 tỷ đồng). Sơ bộ tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 66,5ha (quận 7 khoảng 13,28ha, huyện Nhà Bè 53,22ha). Trong đó diện tích đất phải thực hiện giải phóng mặt bằng khoảng 2,2711ha, diện tích đất công cộng (đường giao thông, mặt nước...) khoảng 56,29ha.

Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 98 hộ, trong đó số hộ giải tỏa trắng khoảng 19 hộ. Sơ bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (đã bao gồm dự phòng) khoảng 1.346,10 tỷ đồng.

Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 98 hộ, trong đó số hộ giải tỏa trắng khoảng 19 hộ. Sơ bộ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (đã bao gồm dự phòng) khoảng 1.346,10 tỷ đồng.

Dự kiến, quý I/2025 phê duyệt chủ trương đầu tư; quý II-III/2025 lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; quý IV/2025 thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án. Quý IV/2025 - III/2026 thực hiện GPMB. Riêng việc xây dựng, với dự án thành phần sử dụng vốn ngân sách sẽ khởi công vào quý IV/2025. Với dự án thành phần PPP (đối tác công tư) sẽ khởi công quý I/2026. Dự kiến công trình hoàn thành và khai thác trong năm 2028.

Dự kiến, quý I/2025 phê duyệt chủ trương đầu tư; quý II-III/2025 lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; quý IV/2025 thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án. Quý IV/2025 - III/2026 thực hiện GPMB. Riêng việc xây dựng, với dự án thành phần sử dụng vốn ngân sách sẽ khởi công vào quý IV/2025. Với dự án thành phần PPP (đối tác công tư) sẽ khởi công quý I/2026. Dự kiến công trình hoàn thành và khai thác trong năm 2028.

Đặc biệt, dự án thực hiện theo hình thức BOT trên đường hiện hữu, sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ chỉ thu phí phần đường chính, không thu phí đường song hành, tạo thêm sự lựa chọn cho người dân khi lưu thông và hạn chế được sự ảnh hưởng của người dân khu vực dự án.

Đặc biệt, dự án thực hiện theo hình thức BOT trên đường hiện hữu, sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sẽ chỉ thu phí phần đường chính, không thu phí đường song hành, tạo thêm sự lựa chọn cho người dân khi lưu thông và hạn chế được sự ảnh hưởng của người dân khu vực dự án.

Dự án được kỳ vọng trở thành trục giao thông nhanh, ít gián đoạn kết nối khu trung tâm hiện hữu với khu đô thị mới Nam Sài Gòn, khu đô thị - cảng Hiệp Phước, hình thành trục giao thông hướng tâm kết nối tuyến đường Vành đai 2 với cao tốc Bến Lức - Long Thành (Vành đai 3) và sau này là Vành đai 4; đáp ứng nhu cầu giao thông liên vùng khu vực cửa ngõ phía Nam TP với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ .

Dự án được kỳ vọng trở thành trục giao thông nhanh, ít gián đoạn kết nối khu trung tâm hiện hữu với khu đô thị mới Nam Sài Gòn, khu đô thị - cảng Hiệp Phước, hình thành trục giao thông hướng tâm kết nối tuyến đường Vành đai 2 với cao tốc Bến Lức - Long Thành (Vành đai 3) và sau này là Vành đai 4; đáp ứng nhu cầu giao thông liên vùng khu vực cửa ngõ phía Nam TP với các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ .

Mỹ Quỳnh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/toan-canh-truc-bac-nam-tphcm-duoc-dau-tu-gan-10000-ty-dong-lam-duong-tren-cao-192250215220910964.htm
Zalo