Tò mò 7.000 loài độc - dị - lạ vừa phát hiện ở rãnh Mariana

Hàng ngàn loài vi khuẩn chưa từng biết đã được tìm thấy ở điểm sâu nhất của đại dương thế giới, Rãnh Mariana.

 Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariabena hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Ảnh: @History Of Diving Museum.

Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariabena hay vũng Mariana, là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ Trái Đất. Ảnh: @History Of Diving Museum.

Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana. Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21' Bắc và 142°12' Đông. Ảnh: @Deepsea Challenge.

Nó nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana. Điểm sâu nhất có tọa độ 11°21' Bắc và 142°12' Đông. Ảnh: @Deepsea Challenge.

Trong khám phá mới nhất, các nhà khoa học Trung Quốc đã lên tàu ngầm biển sâu Fendouzhe và mạo hiểm xuống vùng sâu của Rãnh Mariana. Ảnh: @NPR.

Trong khám phá mới nhất, các nhà khoa học Trung Quốc đã lên tàu ngầm biển sâu Fendouzhe và mạo hiểm xuống vùng sâu của Rãnh Mariana. Ảnh: @NPR.

Sau hơn 33 lần lặn, họ đã thu thập được hàng nghìn mẫu trầm tích, vi khuẩn, nước biển sâu và sinh vật lớn hơn từ độ sâu từ 6.000 đến 10.900 mét.Ảnh: @Scientific American.

Sau hơn 33 lần lặn, họ đã thu thập được hàng nghìn mẫu trầm tích, vi khuẩn, nước biển sâu và sinh vật lớn hơn từ độ sâu từ 6.000 đến 10.900 mét.Ảnh: @Scientific American.

Điều đặc biệt, công trình của họ đã xác định được hơn 7.000 loài vi khuẩn mới, gần 90 phần trăm trong số đó chưa từng được ghi nhận trước đây. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Điều đặc biệt, công trình của họ đã xác định được hơn 7.000 loài vi khuẩn mới, gần 90 phần trăm trong số đó chưa từng được ghi nhận trước đây. Ảnh: @NOAA Fisheries.

Những vi khuẩn kỳ lạ này không giống bất kỳ loài vi khuẩn nào chúng ta thường thấy trên cạn, thích nghi hoàn hảo với môi trường áp suất cực cao, lạnh và thiếu chất dinh dưỡng bên dưới nhiều km nước biển. Ảnh: @ExtremeTech.

Những vi khuẩn kỳ lạ này không giống bất kỳ loài vi khuẩn nào chúng ta thường thấy trên cạn, thích nghi hoàn hảo với môi trường áp suất cực cao, lạnh và thiếu chất dinh dưỡng bên dưới nhiều km nước biển. Ảnh: @ExtremeTech.

Việc phân tích di truyền các loài vi khuẩn ở Rãnh Mariana đã cung cấp một số manh mối thú vị, về cách chúng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy. Ảnh: @NBC News.

Việc phân tích di truyền các loài vi khuẩn ở Rãnh Mariana đã cung cấp một số manh mối thú vị, về cách chúng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy. Ảnh: @NBC News.

Một số vi khuẩn ở Rãnh Mariana có bộ gen nhỏ hơn, hiệu quả hơn giúp chúng chuyên biệt hóa và phát triển mạnh dưới áp suất cực lớn. Ảnh: @NOAA.

Một số vi khuẩn ở Rãnh Mariana có bộ gen nhỏ hơn, hiệu quả hơn giúp chúng chuyên biệt hóa và phát triển mạnh dưới áp suất cực lớn. Ảnh: @NOAA.

Ngoài vi khuẩn, các chuyên gia còn tìm thấy 662 loài giáp xác chân chèo hadal (Hirondellea gigas), một loài giáp xác nhỏ bé di chuyển ngang dọc giữa các rãnh biển sâu ở Rãnh Mariana.Ảnh: @ZME Science.

Ngoài vi khuẩn, các chuyên gia còn tìm thấy 662 loài giáp xác chân chèo hadal (Hirondellea gigas), một loài giáp xác nhỏ bé di chuyển ngang dọc giữa các rãnh biển sâu ở Rãnh Mariana.Ảnh: @ZME Science.

Họ còn tìm thấy có loài cá ốc hadal (Pseudoliparis swirei), loài cá này giữ kỷ lục là loài cá sống ở độ sâu sâu nhất từng được phát hiện. Ảnh: @UNILAD.

Họ còn tìm thấy có loài cá ốc hadal (Pseudoliparis swirei), loài cá này giữ kỷ lục là loài cá sống ở độ sâu sâu nhất từng được phát hiện. Ảnh: @UNILAD.

Khi so sánh loài cá ốc hadal (Pseudoliparis swirei) với các loài cá biển sâu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện, loài cá ốc hadal này đã thích nghi ở độ sâu khủng khiếp, mà ít loài cá biển sâu nào khác có thể sống sót. Ảnh: @whatifshow.com.

Khi so sánh loài cá ốc hadal (Pseudoliparis swirei) với các loài cá biển sâu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện, loài cá ốc hadal này đã thích nghi ở độ sâu khủng khiếp, mà ít loài cá biển sâu nào khác có thể sống sót. Ảnh: @whatifshow.com.

Mời quý độc giả xem video: Rắn hổ mang ngoan ngoãn để khỉ chơi đùa như một món đồ chơi. Video do Báo Tri thức & Cuộc sống sản xuất.

Thiên Đăng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/to-mo-7000-loai-doc-di-la-vua-phat-hien-o-ranh-mariana-2095365.html
Zalo