Tỉnh nào có đầm phá lớn nhất Đông Nam Á?
Đây là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của nước ta.
1. Tỉnh nào có hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á?
Hải Dương
Cần Thơ
Thanh Hóa
Thừa Thiên Huế
Chính xác
Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68km thuộc thành phố Huế và 4 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc với diện tích gần 22.000 ha, là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Trong đó, riêng phá Tam Giang chạy dài khoảng 25km, bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến vùng cửa Thuận An. Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên trước đây, muốn thượng kinh đều phải vượt phá.
2. Phá Tam Giang là nơi hội tụ của ba con sông lớn nào?
Sông Ô Lâu, sông Hương, sông Bồ
Sông Hương, sông Bồ, sông Cầu Hai
Sông Bồ, sông Cầu Hai, sông Ô Lâu
Sông Cầu Hai, sông Ô Lâu, sông Hương
Chính xác
Tam Giang là hợp lưu của ba con sông Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương trước khi đổ vào biển Đông. Vì cửa ra biển hẹp nên có nhiều xoáy nước, nếu gặp sóng to gió lớn sẽ dễ gây lật thuyền. Ca dao có câu: “Đường vô xứ Huế quanh quanh/Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/Thương em anh cũng muốn vô/Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang...”.
3. Kinh thành Huế rộng bao nhiêu km2?
10,2km2
7,2km2
5,2km2
3,2km2
Chính xác
Kinh thành Huế được vua Gia Long cho khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành cơ bản vào năm 1832. Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vauban, có hình gần như vuông, chỉ có cạnh phía trước hơi khum ra như hình cánh cung vì phải chạy theo chiều uốn nhẹ của đoạn sông Hương. Chu vi kinh thành là 10.571m, dày 21,5m, cao 6,6m, diện tích 5,2km2.
4. Kinh thành Huế có bao nhiêu vòng thành?
1
2
3
4
Chính xác
Kinh thành Huế gồm 3 lớp. Lớp ngoài gọi là Cung thành hay Kinh thành, chu vi khoảng 10.000 m. Buổi đầu vua Gia Long cho đắp bằng đất, đến năm 1818 thì được xây bằng gạch. Lớp thứ hai là Hoàng thành hay còn gọi là Đại nội, chu vi khoảng 2.500 m.
Đây là khu vực triều chính, sinh hoạt của hoàng cung và cũng là nơi thờ phụng tôn nghiêm, gồm hơn 100 tòa điện lớn nhỏ. Lớp thứ ba là Tử cấm thành, chu vi khoảng 1.200 m. Đây được xem là cốt lõi, nơi ăn ở và làm việc hàng ngày của vua và gia đình, được bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Vua Quang Trung từng muốn chuyển kinh đô từ Phú Xuân (Huế) về đâu?
Nghệ An
Thanh Hóa
Ninh Bình
Thăng Long
Chính xác
Sau chiến thắng lịch sử đánh tan quân Thanh xâm lược vào 1789, Hoàng đế Quang Trung ổn định chính trị tại Bắc Hà rồi kéo quân trở về Phú Xuân, Huế.
Trong hơn 10 năm tiếp theo (1789 – 1802), Phú Xuân là kinh đô của nước ta. Tại đây, Hoàng đế Quang Trung đã ban nhiều chiếu chỉ quan trọng nhằm phát triển đất nước.
Ngoài ra, ông cũng cho xây dựng thêm Phượng Hoàng Trung Đô (nay thuộc thành phố Vinh, Nghệ An). Phượng Hoàng Trung Đô nằm trên vùng đất ở giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân. Việc xây dựng về cơ bản đã hoàn tất, tuy nhiên Hoàng đế Quang Trung chưa chính thức dời đô từ Phú Xuân về nơi đây.