Các nhà khoa học đã phát hiện một sinh vật biển lớn - một rạn san hô khổng lồ ngoài khơi quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương, có kích thước bằng hai sân bóng đá nhỏ. (Ảnh: National Geographic)
Được cho là có tuổi đời lên tới vài thế kỷ, rạn san hô này là một cấu trúc độc lập bao gồm gần một tỷ động vật polyp. (Ảnh: National Geographic)
Rạn san hô khổng lồ này thuộc loài Pavona clavus và được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu Pristine Seas của National Geographic.(Ảnh: Divernet)
Rạn san hô rộng 34m và dài 32m, có thể nhìn thấy từ không gian và lớn hơn gần ba lần so với kỷ lục trước đó. (Ảnh: Popular Science)
Nhà thám hiểm Enric Sala cho biết rạn san hô này rung động với sự sống và màu sắc, tồn tại qua nhiều thập kỷ trong điều kiện môi trường thay đổi. (Ảnh: National Geographic)
Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại về số phận của rạn san hô này do đại dương ngày càng có tính axit hơn do biến đổi khí hậu.(Ảnh: Divernet)
San hô sử dụng canxi cacbonat trong nước biển để tạo bộ xương, nhưng với biển ngày càng axit hóa và hiện tượng san hô bị tẩy trắng gia tăng, chúng ngày càng khó duy trì sức khỏe. (Ảnh: National Geographic)
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng rạn san hô lớn này sẽ vẫn khỏe mạnh và lưu trữ thông tin về cách sinh tồn qua nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.(Ảnh: National Geographic)
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh loài sinh vật ở Việt Nam có chất lỏng siêu đắt đỏ.
Thiên Trang (TH)