Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải thưởng 'Nobel châu Á'

Tối 16.11, giải thưởng Ramon Magsaysay (được mệnh danh là Nobel châu Á) lần thứ 66 đã được trao cho các cá nhân, tập thể tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô Manila, Philippines.

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là một trong năm người nhận được giải thưởng. Bà được vinh danh vì những đóng góp cho việc nghiên cứu tìm ra sự thật của sự tàn phá của chất độc da cam/ dioxin lên sức khỏe con người. Qua đó, bà có một hành trình vận động công lý, đòi công bằng cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Bà Cecilia L. Lazaro và ông Ramon B. Magsaysay Jr. trao giải thưởng Ramon Magsaysay cho giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Ảnh: T.T.D

Bà Cecilia L. Lazaro và ông Ramon B. Magsaysay Jr. trao giải thưởng Ramon Magsaysay cho giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Ảnh: T.T.D

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, 80 tuổi, đã cống hiến cuộc đời mình cho hành trình khám phá sự thật về chất độc da cam, tìm công lý cho các nạn nhân, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng thông qua nghiên cứu và làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA).

Bà Phượng trở thành bác sĩ sản khoa trong giai đoạn Việt Nam còn chiến tranh. Năm 1968, khi còn là thực tập sinh, bà bị tác động sâu sắc khi liên tiếp chứng kiến những trẻ chào đời bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, không rõ lý do. Điều này đã thôi thúc bà dấn thân tìm hiểu "bí ẩn khủng khiếp" gây "hậu quả bi thảm", đấu tranh cho các nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ hành động pháp lý để đòi bồi thường từ các công ty hóa chất.

Buổi gặp mặt giữa những người đoạt giải với gia đinh cựu tổng thống Ramond Magsaysay (người sáng lập ra giải thưởng này)

Buổi gặp mặt giữa những người đoạt giải với gia đinh cựu tổng thống Ramond Magsaysay (người sáng lập ra giải thưởng này)

Hội đồng các thành viên của quỹ giải thưởng ghi nhận tinh thần phục vụ cộng đồng của giáo sư Phượng và thông điệp hy vọng mà bà tiếp tục truyền bá trong nhân dân. Họ cho rằng công việc của bà cũng là lời cảnh báo nghiêm trọng cho thế giới tránh chiến tranh bằng mọi giá vì hậu quả bi thảm của nó có thể kéo dài đến tận tương lai.

"Bà đưa ra bằng chứng rằng không bao giờ là quá muộn để sửa chữa sai lầm của chiến tranh, giành lại công lý và cứu trợ cho những nạn nhân bất hạnh của nó", theo Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay.

Giáo sư Phượng trao đổi trực tiếp trong buổi đối thoại với các nhà lãnh đạo trẻ là sinh viên các trường ĐH ở Philippines - Ảnh: T.T.D

Giáo sư Phượng trao đổi trực tiếp trong buổi đối thoại với các nhà lãnh đạo trẻ là sinh viên các trường ĐH ở Philippines - Ảnh: T.T.D

Giải năm nay còn được trao cho cựu tu sĩ người Bhutan tên Karma Phuntsho vì những đóng góp các công trình học thuật, giáo dục chất lượng cao... giải quyến phần nào nạn thất nghiệp.

Giải thưởng thứ 3 được trao cho bà Faruiza Farhan , người Indonesia, với thành tích lãnh đạo nhóm hệ sinh thái Leuser bảo vệ một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở đảo Sumatra.

Chủ nhân giải thưởng kế tiếp là họa sĩ hoạt hình người Nhật Miyazaki Hayao với thành tích có nhiều phim hoạt hình dành cho trẻ có doanh thu cao nhất Nhật bản.

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nhóm 4 nam bác sĩ Rural Doctor Movement (Thai Lan), ông Karma Phuntsho (Bhutan) và bà Farwiza Farhan (Indonesia) trong lễ trao giải tối 16.11- Ảnh: T.T.D

Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nhóm 4 nam bác sĩ Rural Doctor Movement (Thai Lan), ông Karma Phuntsho (Bhutan) và bà Farwiza Farhan (Indonesia) trong lễ trao giải tối 16.11- Ảnh: T.T.D

Giải thưởng thứ năm được trao cho nhóm bác sĩ Thái Lan. Đây là nhóm bác sĩ nông thôn đấu tranh cho sự bảo đảm dịch vụ chăm sóc sức khỏe với giá cả vừa phải cho người nghèo ở nông thôn Thái Lan.

Bà Cecilia L. Lazaro, Chủ tịch Hội đồng quản trị giải thưởng Ramon Magsaysay đã phát biểu tôn vinh các cá nhân nhận giải thưởng năm nay.

Ông Ramon B. Magsaysay Jr., con trai cựu tổng thống thứ bảy của Philipines Ramon del Fierro Magsaysay (người sáng lập ra giải thưởng này) đã trao giải thưởng Ramon Magsaysay cho năm chủ nhân của giải thưởng năm nay.

Trong buổi thuyết trình của GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận được rất nhiều câu hỏi trực tiếp cũng như qua nhắn tin trên mạng. Sau buổi nói chuyện của giáo sư Phượng, các sinh viên là các nhà lãnh đạo trẻ tương lai tiếp tục phỏng vấn, xin chữ ký, xin được chụp ảnh cùng.

Được biết, sau khi nhận giải, GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã chuyển giao tất cả số tiền thưởng (khoảng 50 ngàn USD) cho UBMTTQ VN TP.HCM nhằm giúp đỡ các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam có cuộc sống tốt hơn.

Tú Viên

Nguồn Một Thế Giới: https://1thegioi.vn/giao-su-nguyen-thi-ngoc-phuong-nhan-giai-thuong-nobel-chau-a-226113.html
Zalo