Tìm giải pháp phát huy giá trị cây sen

Việt Nam là đất nước có nhiều loài sen quý. Tất cả các bộ phận của sen từ củ, thân, lá, hoa đều được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Vấn đề là làm thế nào để khai thác, phát huy tối đa giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch của cây sen.

Người dân vùng ven hồ Tây (Hà Nội) truyền cho nhau kinh nghiệm ướp trà sen bách diệp.

Người dân vùng ven hồ Tây (Hà Nội) truyền cho nhau kinh nghiệm ướp trà sen bách diệp.

Chiều 12/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam.

Đây là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Sen Hà Nội 2024 được tổ chức trên địa bàn quận Tây Hồ từ ngày 12 đến 16/7.

Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa là điều kiện lý tưởng cho các loài sen phát triển.

Hoa sen từ xa xưa đã gắn bó với đời sống người dân, từ khía cạnh văn hóa, tâm linh cũng như đời sống thường ngày.

Hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng; tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt.

Ở Việt Nam có nhiều địa phương trồng sen nổi tiếng, như: Sen Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), sen Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế)...

Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen bách diệp của vùng đất Tây Hồ.

Sen bách diệp có khoảng trăm cánh nở rất to, có màu hồng nhạt, hương thơm ngát; có màu sắc và hương thơm độc đáo, khác biệt so với hoa sen của các vùng đất khác.

Các đại biểu trao giấy chứng nhận hợp tác phát triển nghề trồng sen và các sản phẩm liên quan đến sen.

Các đại biểu trao giấy chứng nhận hợp tác phát triển nghề trồng sen và các sản phẩm liên quan đến sen.

Những năm gần đây, cây sen được trồng ngày càng nhiều và khai thác những giá trị khác nhau.

Điều đặc biệt là cây sen có thể sử dụng tất cả các phần khác nhau.

Hoa sen để trang trí, ướp trà. Lá sen dùng để làm thuốc. Ngó sen, hạt sen vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc.

Cây sen cho tơ khai thác để dệt ra loại vải tơ sen độc đáo, giá thành cao…

Tại Hà Nội, diện tích trồng sen Tây Hồ đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Để bảo tồn và phát triển cây sen quý Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã giao Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đưa vào trồng thử nghiệm và chọn được gần 20 giống sen thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, đồng thời, nhằm khôi phục và bảo tồn giống sen bách diệp nổi tiếng của Tây Hồ.

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai mô hình “sản xuất hoa sen chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu” tại quận Tây Hồ với quy mô 7 ha tại 2 đầm Đầu Đồng, và Thủy Sứ. Đến nay sen sinh trưởng phát triển tốt, cho hoa rất đẹp.

Sản phẩm trà sen bách diệp trở thành món quà quý với mọi người.

Sản phẩm trà sen bách diệp trở thành món quà quý với mọi người.

Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã.

Dự kiến thành phố sẽ tăng từ 600ha trồng sen hiện nay lên 900ha trong thời gian tới để vừa phát triển kinh tế, vừa mang khẳng định nét văn hóa đặc sắc của người Hà thành.

Hiện nay thành phố đã có 18 sản phẩm OCOP từ cây sen như: Sen trà Hiền Xiêm (quận Tây Hồ), chè sen Quảng An (quận Tây Hồ), hạt sen Đầm Long (huyện Ba Vì), trà lá sen (huyện Sóc Sơn), xôi cốm hạt sen Ngô Thức (quận Nam Từ Liêm). Đặc biệt là vải tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận (huyện Mỹ Đức) có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao...

Tại không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, những nhãn hiệu trà sen lâu đời tại Hà Nội đã được ra mắt công chúng và đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. (Ảnh: Thế Đại)

Tại không gian giới thiệu sản phẩm OCOP, những nhãn hiệu trà sen lâu đời tại Hà Nội đã được ra mắt công chúng và đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. (Ảnh: Thế Đại)

Tại hội thảo, bên cạnh các ý kiến của những chuyên gia về nông nghiệp, các nghệ nhân Hà Nội, các đại biểu còn được nghe đại diện đến từ Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế… chia sẻ kinh nghiệm về giá trị cây sen, các giải pháp phát huy giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch của cây sen tại các địa phương. Các đại biểu đều đề xuất: Việc khai thác giá trị của cây sen không chỉ là nhiệm vụ của các địa phương riêng lẻ mà cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố, từ đó, tạo ra những sản phẩm kinh tế, văn hóa-du lịch hấp dẫn.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/tim-giai-phap-phat-huy-gia-tri-cay-sen-post818837.html
Zalo