Tiết lộ sự thật về xác ướp khỉ đầu chó Ai Cập cổ đại
Một cuộc phân tích khảo cổ về xác ướp khỉ đầu chó đã làm sáng tỏ vị trí của loài động vật này ở Ai Cập cổ đại, dù chúng được coi trọng như động vật linh thiêng.

Theo đó, những xác ướp linh trưởng có niên đại từ Thời kỳ Hậu nguyên Ai Cập (năm 800–540 TCN) từ lâu đã làm các nhà khoa học bối rối. Ảnh: @ Scientific American.

Nó đặt ra câu hỏi về cách những sinh vật này, vốn không phải loài bản địa của Ai Cập, lại vì sao có thể đi vào tín ngưỡng, văn hóa của người Ai Cập cổ đại sâu đậm đến như thế. Ảnh: @Egypt Museum.

Để hiểu rõ hơn, Giáo sư Gisela Kopp đến từ trường Đại học Konstanz dẫn đầu, đã sử dụng các kỹ thuật phân tích di truyền tiên tiến trên DNA cổ đại được chiết xuất từ các xác ướp khỉ đầu chó. Mục đích là để khám phá rõ hơn về bí mật nguồn gốc, cũng như ý nghĩa văn hóa của chúng. Ảnh: @Archaeology News.

Kết hợp kiến thức thuộc lĩnh vực nghiên cứu sinh học và lịch sử học cổ đại, khảo cổ học, Giáo sư Gisela Kopp cho rằng, trong sự tôn kính của mình đối với thần Thoth, người Ai Cập cổ đại đã ướp xác khỉ đầu chó. Họ tôn kính khỉ đầu chó như một hiện thân của Thoth - vị thần Mặt trăng và trí tuệ. Ảnh: @ Wikimedia Commons.

Tất nhiên, khỉ đầu chó không phải là loài động vật duy nhất mà người Ai Cập cổ đại tôn kính theo cách này. Chó rừng gắn liền với Thần Chết Anubis, chim ưng gắn liền với Thần Bầu trời Horus, hà mã gắn liền với nữ thần sinh sản Taweret. Ảnh: @ Wikimedia Commons.

Tuy nhiên, khỉ đầu chó là một lựa chọn rất kỳ lạ, bởi trong số tất cả các loài động vật mà người Ai Cập cổ đại tôn kính, khỉ đầu chó là loài duy nhất không có nguồn gốc bản địa từ Ai Cập. Ảnh: @American Museum of Natural History.

Giáo sư Gisela Kopp chia sẻ thêm rằng, những con khỉ đầu chó bị ướp xác này, thường không có răng nanh nguy hiểm, có khả năng chúng được nhập khẩu từ các khu vực Sudan, Eritrea, Somalia và Ethiopia. Ảnh: @ Scientific American.

Việc loại bỏ răng nanh là một biện pháp an toàn, nhưng nó đặt ra câu hỏi về các phương pháp nhập khẩu loài khỉ này, điều kiện nuôi nhốt và cuối cùng là ướp xác nó. Ảnh: @Ancient Origins.

Người Ai Cập cổ đại nuôi khỉ đầu chó trong điều kiện nuôi nhốt trước khi ướp xác chúng. "Mặc dù là loài động vật linh thiêng, nhưng chúng không có cuộc sống dễ dàng. Chúng bị suy dinh dưỡng và thiếu ánh sáng mặt trời”, theo Gisela Kopp. Ảnh: @ Daily Express.

Cuối cùng, Gisela Kop cho biết thêm rằng, những con khỉ đầu chó này thường có chân tay cong, điển hình của bệnh còi xương, do thiếu vitamin D do thiếu ánh sáng mặt trời liên quan đến điều kiện nuôi nhốt. Ông cũng quan sát thấy nhiều bất thường ở hộp sọ và hàm. Dinh dưỡng mất cân bằng, không đầy đủ cũng có thể giải thích cho các dị tật về xương này. Ảnh: @Egypt Museum.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.