Tiết kiệm tiền nhờ 5 mẹo tâm lý trong chi tiêu

5 mẹo tâm lý trong chi tiêu nếu biết cách áp dụng sẽ tạo thành thói quen tích cực giúp dễ dàng cắt giảm mua sắm bốc đồng, tăng cường tiết kiệm.

Mẹo tâm lý về tiền bạc nếu biết cách áp dụng sẽ tạo ra thói quen chi tiêu hợp lý, dễ dàng cắt giảm mua sắm bốc đồng, tăng cường tiết kiệm và tiến gần hơn với mục tiêu tài chính của mình.

Không lưu thông tin thẻ trên thiết bị mua sắm online

Nhiều trình duyệt Shopee, ứng dụng Tiktok và trang web cho phép lưu thông tin thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để thanh toán nhanh và thuận tiện hơn trong tương lai. Tuy nhiên, làm như vậy có thể khuyến khích, thúc đẩy bạn mua hàng chỉ bằng một cú nhấp tay trước khi thực sự nghĩ xem bản thân có đủ khả năng chi trả hay thậm chí cần đến món đồ đó hay không. Nhưng vài phút bỏ ra để tìm ví và nhập thông tin thẻ đủ để khiến bạn chậm lại và suy nghĩ lại về việc mua hàng.

Ảnh: Tạp chí Tài chính

Ảnh: Tạp chí Tài chính

Ngoài ra, việc lưu trữ thông tin thanh toán trực tuyến có thể dễ bị lừa đảo và đánh cắp danh tính hơn nếu xảy ra vi phạm dữ liệu. Vì vậy, khi được nhắc lưu thông tin thanh toán, hãy nhấn từ chối để giảm thiểu việc mua sắm bốc đồng, không hợp lý.

Chỉ dùng tiền mặt

Nghiên cứu năm 2001 của Prelec và Simester phát hiện ra rằng người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho cùng một mặt hàng khi sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt. Vì về cơ bản, "nỗi đau khi thanh toán" sẽ giảm bớt khi sử dụng thẻ tín dụng vì khoản thanh toán không có cảm giác ngay lập tức và rõ ràng.

Một giải pháp để hạn chế chi tiêu quá mức là thanh toán bằng tiền mặt bởi hình thức này giúp cắt giảm bằng cách cứ hình dung số tiền đó rời khỏi ví hoặc tiền mặt không đủ để mua sản phẩm ấy ngay lúc này thì việc mua sắm sẽ dừng lại.

Nghĩ về chi phí theo giờ làm việc

Khi chi tiền cho thứ gì đó bạn muốn, số tiền đó có thể dễ dàng được biện minh trong đầu. Tuy nhiên, nếu nghĩ về việc mua sắm của mình theo số giờ cần phải làm việc để kiếm được số tiền đó có thể sẽ phải suy nghĩ lại.

Giả sử kiếm được 21.000 đồng một giờ và bạn đang có kế hoạch mua một đôi giày mới có giá 550.000 đồng, có vẻ như là một mức giá hợp lý. Tuy nhiên, nếu chia nhỏ theo giờ, bạn sẽ nhận ra rằng đôi giày đó tương đương với hơn 10 giờ làm việc. Khi đã có một tủ đầy giày đầy đủ phong cách để đi mỗi ngày, thì nghĩ lại việc mua sắm có đáng để đánh đổi hai ngày làm việc của bạn không? Từ đó sẽ cắt giảm được chi phí mua sắm tùy ý, không thực sự cần thiết ứng dụng cho bản thân.

Tự động hóa các khoản đóng góp tiết kiệm

Tự động hóa việc tiết kiệm có nghĩa là chỉ định một phần thu nhập của bạn được chuyển thường xuyên vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản đầu tư mà không cần bất kỳ nỗ lực hay công sức nào.

Ảnh: Scene7

Ảnh: Scene7

Ví dụ, bạn có thể yêu cầu người sử dụng lao động chuyển một phần tiền lương của bạn vào tài khoản hưu trí hoặc có thể thiết lập chuyển khoản hàng tháng từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm của bạn.

Thực hiện quy tắc 30 ngày tiết kiệm

Việc cho bản thân một khoảng thời gian để bình tĩnh lại khi bị cám dỗ mua những thứ không cần thiết có thể giúp bạn suy nghĩ lại về việc chi tiêu.

Quy tắc 30 ngày tiết kiệm sẽ là một chiến lược giúp kiểm soát chi tiêu bốc đồng và khuyến khích tiết kiệm có ý thức. Khi cảm thấy muốn mua thứ gì đó không cần thiết, hãy đợi 30 ngày thay vì mua ngay. Trong thời gian này có thể xác định cách mua hàng sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của mình, tìm kiếm các khoản giảm giá hoặc ưu đãi ở nơi khác hoặc thậm chí quyết định rằng có thực sự không cần món đồ đó.

Điều này có thể không cần thiết cho mọi khoản chi phí, nhưng chắc chắn có thể giúp tiết kiệm khi mua những món đồ lớn hơn. Hãy cân nhắc đặt ra giới hạn cứng cho chi phí mua sắm chẳng hạn như 1.000.000 đồng và bắt buộc phải hoãn bất kỳ khoản mua sắm nào vượt quá số tiền đó trong 30 ngày.

Hoàng Ly

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/tiet-kiem-tien-nho-5-meo-tam-ly-trong-chi-tieu-d10303.html
Zalo