Tiên lượng về những tảng băng tan có thể gây 'thảm họa' cho bờ biển

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu thiết lập lại mức giới hạn an toàn của mục tiêu khí hậu trước lo lắng hiện tượng băng tan nhanh hơn dự kiến ở Greenland và Nam Cực.

Một nghiên cứu mới cho thấy ngay cả khi thế giới đáp ứng các mục tiêu khí hậu, thì vẫn chưa đủ sức để cứu các tấm băng của hành tinh. Ảnh: Sebnem Coskun/Anadolu Agency/Getty Images

Một nghiên cứu mới cho thấy ngay cả khi thế giới đáp ứng các mục tiêu khí hậu, thì vẫn chưa đủ sức để cứu các tấm băng của hành tinh. Ảnh: Sebnem Coskun/Anadolu Agency/Getty Images

Băng tan là hiện tượng những khối băng tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi rồi sụt lún xuống bề mặt đại dương.

Quá trình này sẽ khiến sông băng trên thế giới ngày càng mất ổn định và mực nước biển dâng cao.

Hãng CNN cho biết một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tìm hiểu dữ liệu từ các vệ tinh, mô hình khí hậu và bằng chứng nghiên cứu từ quá khứ, liên quan đến những thứ như lõi băng, trầm tích biển sâu và thậm chí cả DNA bạch tuộc để đưa ra các phán đoán về hiện tượng băng tan số lượng lớn gần đây.

Sau thời gian nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cho rằng những thứ được tìm thấy mang đến một bức tranh thảm khốc. Băng tan xảy ra khi các khối băng ở Bắc Cực, Nam Cực và Greenland tan chảy vì nhiệt độ toàn cầu tăng.

Theo các nhà khoa học, thế giới từng cam kết hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,5 độ C nhằm ngăn chặn các tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Trên tạp chí Communications Earth and Environment, một phát hiện mới đáng báo động nhất của nghiên cứu, cho rằng mục tiêu 1,5 độ thậm chí có thể vẫn chưa đủ điều kiện để cứu các tảng băng tan.

Ngay cả khi thế giới duy trì mục tiêu này ngày nay thì hiện tượng kích hoạt rút lui băng nhanh và mực nước biển thảm khốc vẫn có thể nhìn thấy.

Các tấm băng ở Greenland và Nam Cực cùng nhau tích nước lớn, đẩy mực nước biển toàn cầu tăng lên khoảng 213 feet - một kịch bản không thể xảy ra nhưng được thừa nhận là đầy đủ rủi ro.

Băng tan gấp 4 lần

Kể từ những năm 1990, những tảng băng tan tăng gấp 4 lần. Thế giới hiện đang mất khoảng 370 tỷ tấn mỗi năm.

Băng tan chảy đã góp phần cho mực nước biển dâng, tăng gấp đôi trong 30 năm qua.

Nhiều nghiên cứu cho thấy mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1,5 độ vẫn quá cao.

Hiện tượng tan băng nhanh không thể đảo ngược theo thời gian của con người. Vì vậy, thế giới nên chuẩn bị cho tình trạng nước biển dâng cao trong các thế kỷ tới, theo nghiên cứu.

Ông Chris Stokes, một tác giả nghiên cứu tại Đại học Durham cho biết thực tế, mục tiêu 1,5 độ không thể kìm hãm các tảng băng tan.

Đây được xem là mối đe dọa hiện sinh đối với dân số sống ven biển trên thế giới. Khoảng 230 triệu người sống dưới 1m so với mực nước biển.

"Ngay cả chỉ những thay đổi nhỏ về lượng băng được giữ trong các tảng băng cũng sẽ góp phần thay đổi ở bờ biển toàn cầu, và gây ra thiệt hại kéo dài", nghiên cứu cho thấy.

Điều chỉnh theo thực tế

Các nhà khoa học đã phát hiện mực nước biển có thể tăng 0,4 inch mỗi năm vào cuối thế kỷ.

Jonathan Bamber, một tác giả nghiên cứu tại Đại học Bristol nhận định ở cấp độ này, tương đương với 40 inch trong một thế kỷ, chúng ta sẽ thấy sự di cư đất đai trên quy mô lớn toàn cầu.

Vẫn còn những điều không chắc chắn về những tảng băng trôi ở khu vực. Tác động của biến đổi khí hậu sẽ không rõ chính xác khi nào sự nóng có thể kích hoạt và khiến các tảng băng rút lui nhanh chóng hoặc thậm chí sụp đổ.

Những gì mà các tác giả nghiên cứu trước đây chỉ là ngưỡng nhiệt độ an toàn để cứu các tấm băng trước tác động của biến đổi khí hậu.

Thời điểm đó, các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ khi nhiệt độ vượt ngưỡng lên mức 3 độ, thì các dải băng ở Greenland mới sụp đổ hoàn toàn. Nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mức giới hạn 1,5 độ vẫn khiến các tảng băng tan.

Vì vậy, các tác giả nghiên cứu kết luận: Để tránh sự sụp đổ nhanh chóng của một trong những tảng băng đòi hỏi mức hạn chế nóng lên toàn cầu chỉ gần 1 độ so với mức tiền công nghiệp.

Điều này sẽ đòi hỏi sự cắt giảm mạnh mẽ đối với lượng nhiên liệu hóa thạch, trong đó có dầu, than và khí đốt.

"Thế giới đã bắt đầu nhìn thấy hiện tương băng tan hoặc mất băng. Chúng tôi hy vọng sẽ có kịch bản tốt nhất để hạn chế mực nước biển dâng cao và duy trì ổn định", nhà nghiên cứu Stokes nói.

Theo ông Stokes, giới hạn sự nóng lên đến 1,5 là một thành tựu lớn. Đây hoàn toàn nên là mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên, điều đó sẽ không có ý nghĩa khi mục tiêu đó không thể làm chậm hoặc ngăn chặn mực nước biển dâng cao.

HỒNG NHUNG

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/doi-song/tien-luong-ve-nhung-tang-bang-tan-co-the-gay-tham-hoa-cho-bo-bien-135946.html
Zalo