Tiền Giang nỗ lực về đích - Bài 3: Kiến tạo môi trường đầu tư mới

Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Tiền Giang tập trung triển khai thực hiện.

ƯU TIÊN MỜI GỌI ĐẦU TƯ

Cùng với cả nước, Tiền Giang cũng trải qua giai đoạn đầy khó khăn khi bước vào đầu nhiệm kỳ 2020-2025, đặc biệt là tác động của dịch Covid-19. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thu hút đầu tư, giá trị xuất khẩu...

Minh chứng cụ thể cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 của Tiền Giang giảm 2,7% so với cùng kỳ. Năm 2022 hoạt động sản xuất công nghiệp nhìn chung phục hồi và tăng trưởng nhanh trở lại, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá cao, ở mức gần 14% so cùng kỳ. Từ năm 2023, các ngành sản xuất công nghiệp của Tiền Giang đã ổn định trở lại.

Năm 2022, Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu dự án mời gọi đầu tư, giới thiệu 59 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư với tổng nguồn vốn đầu tư gần 23 nghìn tỷ đồng.

Năm 2022, Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu dự án mời gọi đầu tư, giới thiệu 59 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư với tổng nguồn vốn đầu tư gần 23 nghìn tỷ đồng.

Thế nhưng, năm 2023, thị trường còn nhiều biến động, có thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn; các ngành dệt may, da giày, linh kiện điện tử, rau quả chế biến... sụt giảm trong các đơn hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 tăng 5,12% so với cùng kỳ. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Tiền Giang tăng 9,26% so cùng kỳ.

Trên bình diện tổng thể, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 3 khu công nghiệp đang hoạt động ổn định, với tổng diện tích khoảng 816 ha, gồm: Khu công nghiệp Mỹ Tho, Khu công nghiệp Tân Hương lấp đầy 100%; Khu công nghiệp Long Giang lấp đầy 83%. Khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp với quy mô 285 ha, hiện đã giải phóng mặt bằng, san lấp, xây dựng tường rào bảo vệ, hạ tầng đáp ứng... Khu công nghiệp Bình Đông với diện tích 211 ha mới có chủ trương đầu tư, hiện đang thực hiện các bước giải phóng mặt bằng; Khu công nghiệp Tân Phước 1 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thu hút được 112 dự án (trong đó có 85 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư khoảng 2.572 triệu USD (vốn đầu tư FDI) và 4.487 tỷ đồng (vốn đầu tư DDI). Các cụm công nghiệp thu hút 68 dự án, trong đó có 6 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD và 999 tỷ đồng.

Dù chịu tác động của nhiều yếu tố tác động, nhưng nhìn chung tình hình thu hút đầu tư của Tiền Giang cũng có rất nhiều điểm sáng. Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2021-2023 Tiền Giang thu hút được 43 dự án đầu tư (có 17 dự án vốn đầu tư nước ngoài), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 13,5 ngàn tỷ đồng. Trong năm 2022, Tiền Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu dự án mời gọi đầu tư, giới thiệu 59 dự án ưu tiên mời gọi đầu tư với tổng nguồn vốn đầu tư gần 23 nghìn tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Tiền Giang thu hút được 6 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.788 tỷ đồng; có 8 dự án đăng ký tăng vốn 1.292 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư thu hút 6 tháng đầu năm 2024 đạt 8.080 tỷ đồng, tăng 4,15 lần so với cùng kỳ 2023.

KHAI THÁC DƯ ĐỊA

Để hoàn thành các chỉ tiêu được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2020-2025, nhất là đối với lĩnh vực đầu tư, phát triển công nghiệp, Tiền Giang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Điểm nhấn quan trọng của Tiền Giang là kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, giai đoạn 2021-2023 đạt 12,2 tỷ USD; trong đó, năm 2023 đạt 5,4 tỷ USD, đứng thứ 2/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (sau tỉnh Long An), vượt chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ đề ra (đến năm 2025 đạt 4,5 tỷ USD). Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 2,9 tỷ USD, tăng 8,4% so cùng kỳ.

Theo đó, Tiền Giang sẽ tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giảm tối đa các chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang đã về đích sớm.

Kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang đã về đích sớm.

Tiền Giang cũng sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh, tháo gỡ khó khăn về đất đai, mặt bằng đối với 2 khu vực còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển công nghiệp là vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước và khu vực phía Đông của tỉnh (ven sông Soài Rạp); thực hiện tốt rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển công nghiệp.

Bên cạnh đó, Tiền Giang sẽ tập trung thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, tiếp tục rà soát, xác định cụ thể danh mục, mục tiêu mời gọi đầu tư để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Tập trung tổ chức triển khai công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án thứ cấp vào khu công nghiệp Bình Đông, Tân Phước 1 và thu hút đầu tư Khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp khi chuyển giao cho tỉnh. Tiền Giang cũng sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các khu đô thị, khu dân cư gắn với thương mại dịch vụ tại trung tâm 3 vùng ở thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thành phố Gò Công.

TA

(Còn tiếp)

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/kinh-te/202408/tien-giang-no-luc-ve-dich-bai-3-kien-tao-moi-truong-dau-tu-moi-1018448/
Zalo