Hiện tại Stockholm vẫn chưa đưa ra quyết định về việc chuyển giao số tiêm kích JAS 39 Gripen cho Ukraine, tờ Aftonbladet đưa tin sau khi tham khảo ý kiến Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Paul Jonson, lý do là bởi vì họ cần liên minh quốc tế cho phép.
"Bây giờ trọng tâm chính là Ukraine có thể sử dụng máy bay F-16 do một số nước cung cấp. Nhưng chúng tôi muốn giữ quyền tự do hành động để có thể chuyển giao tiêm kích Gripen sau này ", ông Jonson nói.
Ngoài ra Thụy Điển đang tìm cách giảm giá thành của 60 máy bay chiến đấu Gripen E mới do Quốc hội nước này đặt hàng bằng, cách sử dụng các bộ phận từ 96 chiếc phiên bản C/D hiện có.
Bằng cách phân bổ 2,3 tỷ SEK để mua các bộ phận mới cho tiêm kích Gripen E, Thụy Điển sẽ không phải loại bỏ một phần các chiến đấu cơ biến thể Gripen C/D khi có sự tương thích giữa các phiên bản.
Bên cạnh đó vào tháng 5/2024, xuất hiện thông tin cho rằng Thụy Điển đã tạm dừng kế hoạch chuyển giao máy bay chiến đấu JAS-39 Gripen cho Ukraine để Kyiv tập trung khai thác F-16.
Lý do được đưa ra là Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy đã chuẩn bị cung cấp F-16 cho Ukraine, do đó JAS 39 Gripen nên chờ đợi để không can thiệp vào bởi có khả năng làm rối loạn "liên minh hàng không".
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thụy Điển không loại trừ khả năng nước này sẽ cung cấp máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen cho Không quân Ukraine trong tương lai, vào một thời điểm thích hợp nhất.
Cần nói thêm, vào tháng 7/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Tobias Billstrom cho rằng Ukraine có thể nhận tiêm kích JAS 39 Gripen sau khi hoàn tất việc tiếp nhận phi đội F-16.
Trước đó vào năm 2023, các phi công Ukraine đã hoàn thành khóa huấn luyện làm quen ở Thụy Điển trên chiến đấu cơ JAS 39 Gripen, bao gồm cả đào tạo về mô phỏng và tiến hành các chuyến bay thực tế.
Cuộc thảo luận về khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu JAS 39 Gripen của Thụy Điển cho Ukraine thực chất đã xuất hiện ngay sau khi nước này gia nhập NATO và ký Hiệp ước An ninh Tập thể.
Nhưng bây giờ hóa ra câu chuyện với JAS 39 Gripen chưa được nêu ra trong "liên minh máy bay chiến đấu", bởi ưu tiên lúc này là F-16 để bảo vệ bầu trời Ukraine. Đặc biệt khi Thụy Điển đã là thành viên của tổ chức nói trên.
Ngoài ra ông Paul Jonson nhấn mạnh rằng điều quan trọng hiện nay là giải quyết vấn đề đạn dược, trong đó công ty Nammo - Liên doanh giữa Na Uy và Phần Lan, có cơ sở sản xuất ở Thụy Điển, đang đóng góp vai trò tích cực.
Từ tất cả những yếu tố trên, có thể thấy rằng hiện tại có hai vấn đề chính có thể ảnh hưởng đến tốc độ đưa ra quyết định về việc chuyên gia tiêm kích JAS 39 Gripen cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Hai yếu tố cốt lõi được nêu ra đó là tốc độ bàn giao và làm chủ tiêm kích F-16, cũng như giải quyết vấn đề thiếu hụt với đạn dược cho Quân đội Ukraine trong thời gian trước mắt.
Việt Dũng