Thực trạng quản lý, khai thác du thuyền: Kỳ 4 - Thị trường du thuyền ở Việt Nam đang phát triển thế nào?

Hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư đã và đang đầu tư các khu nghỉ dưỡng ven biển có các bến du thuyền để có các dịch vụ trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp cho các du khách trong và ngoài nước.

Thị trường du thuyền ở Việt Nam dự báo sôi động trong 4 - 5 năm tới

Tour trải nghiệm đêm trên sông Sài Gòn bằng du thuyền

Tour trải nghiệm đêm trên sông Sài Gòn bằng du thuyền

Việt Nam là một trong những đất nước lớn nhất Đông Nam Á với dân số gần một trăm triệu người, hơn 3.000 km bờ biển và hàng nghìn đảo lớn nhỏ.

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam phát triển tương đối nhanh đã thu hút một lượng đáng kể đầu tư và du lịch từ nước ngoài nên việc phát triển về lĩnh vực du thuyền là vấn đề cần đặt ra trong tương lai.

Quyết định số 509/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu: "Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển" được xác định là sản phẩm chính đầu tiên của ngành du lịch, trong đó ngành du thuyền đang được xác định là một trong trọng tâm phát triển của du lịch tàu biển.

Theo thống kê từ nguồn Boston Consulting Group (một công ty tư vấn quản trị) cho thấy, trong khu vực Đông Nam Á, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện đang phát triển nhanh nhất.

Tính đến năm 2020, tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam đã tăng gấp đôi, lên 33 triệu người và chiếm khoảng 1/3 dân số.

Với sự giàu có ngày càng tăng của thế hệ thượng lưu Việt Nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của cả nước, Nha Trang - Khánh Hòa, Vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Phú Quốc…, những nơi có vị trí địa lý và thiên nhiên ưu đãi, hiện nay có rất nhiều chủ đầu tư đã và đang đầu tư các khu nghỉ dưỡng ven biển có các bến du thuyền để có các dịch vụ trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp cho các du khách trong và ngoài nước.

Tại một số thành phố đã có nhiều công ty tư vấn về du thuyền và các hãng du thuyền đặt văn phòng tại Việt Nam.

Hiện nay, nhiều chủ đầu tư đã và đang đầu tư các khu nghỉ dưỡng ven biển có các bến du thuyền để có các dịch vụ trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp cho các du khách trong và ngoài nước

Hiện nay, nhiều chủ đầu tư đã và đang đầu tư các khu nghỉ dưỡng ven biển có các bến du thuyền để có các dịch vụ trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp cho các du khách trong và ngoài nước

Xuất phát các luận điểm trên thì thị trường du thuyền cá nhân, gia đình và doanh nghiệp cho các khu nghỉ dưỡng ven biển tại Việt Nam, du thuyền có chiều dài dưới 20m được dự báo sẽ phát triển khá sôi động trong 4 - 5 năm tới mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại.

Thực tế vài năm trở lại đây, thị trường siêu du thuyền, du thuyền nghỉ dưỡng dài ngày trên biển Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trongnhững điểm đến thu hút tàu du lịch biển trong khu vực châu Á với hơn 500 chuyến tàu mỗi năm, đứng trong danh sách các nước có lượng du thuyền cập bến nhiều nhất trong khu vực vào năm 2017, sau Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia.

Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến phổ biến với du khách từ Mỹ, Australia, Châu Âu, cũng như các nước Châu Á, trong đó du ngoạn bằng du thuyền được xem là một trong những cách tốt nhất để khám phá một trong những vùng đất tuyệt vời của hành tinh này.

Để tiếp tục thu hút và phát triển hơn nữa dịch vụ siêu du thuyền nghỉ dưỡng trên biển hàng đầu trong các năm tới thì cơ sở hạ tầng cảng biển và dịch vụ liên quan phải được đầu tư đầy đủ và bài bản.

Bài học kinh nghiệm về quản lý du thuyền tại Việt Nam

Tour trải nghiệm biển Cần Giờ bằng du thuyền

Tour trải nghiệm biển Cần Giờ bằng du thuyền

Theo Cục Hàng hải VN, từ những tồn tại, hạn chế trong hiện trạng quản lý, khai thác du thuyền tại Việt Nam, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Cục Hàng hải VN đã hoàn thiện, trình và được Bộ GTVT phê duyệt Đề án quản lý du thuyền. Nội dung đề án là một cái nhìn toàn diện về hoạt động quản lý, khai thác du thuyền trên thế giới và Việt Nam. Đề án cũng đúc kết một số kinh nghiệm để việc quản lý, khai thác du thuyền ở Việt Nam đi vào nền nếp, trật tự, khai thác tối đa các lợi thế, tiềm năng phát triển ngành du thuyền.

Theo đó, đầu tiên cần xác định rõ khái niệm "du thuyền" để từ đó tạo thuận lợi trong công tác xây dựng các hành lang pháp lý liên quan đến quản lý, khai thác du thuyền.

Cùng với đó, tập trung vào nhóm du thuyền cá nhân có quy mô và kích thước nhỏ (không thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước quốc tế) để xây dựng các quy định liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Ngoài ra, phân định rõ mục đích khai thác chính của du thuyền là các hoạt động cá nhân (vui chơi, giải trí, du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng v.v…) và khác biệt với các tàu, thuyền kinh doanh vận tải hành khách (với tần suất khai thác liên tục, yêu cầu về an ninh, an toàn nghiêm ngặt).

Đồng thời, xây dựng hệ thống quản lý du thuyền linh hoạt, phù hợp với tính chất, điều kiện khai thác cá nhân của du thuyền.

Cuối cùng là từng bước tách biệt các quy định về đăng ký, đăng kiểm, hoạt động, định biên, đào tạo thuyền viên của hoạt động du thuyền khỏi các quy định hàng hải, đường thủy nội địa thông thường.

Phương tiện du thuyền là tàu thuyền có công dụng chở người được sử dụng với mục đích phục vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch.

Trên cơ sở quy định tại các công ước quốc tế như Solas, Marpol v.v..., các quy định liên quan đến đăng ký, đăng kiểm, định biên hiện nay đối với các phương tiện hàng hải và đường thủy nội địa có thể phân nhóm các phương tiện hiện naytheo kích thước phương tiện thành 2 nhóm:

Các phương tiện có chiều dài lớn hơn 24m và được chở từ 12 hành khách trở lên: thực hiện quản lý theo các quy định hiện hành đang áp dụng với phươngtiện hàng hải và đường thủy nội địa.

Các phương tiện có chiều dài từ 24m trở xuống và không được chở quá 12 hành khách: xây dựng quy định quản lý hoạt động riêng cho du thuyền để áp dụng.

Bình Minh

Nguồn GTVT: https://tapchigiaothong.vn/thuc-trang-quan-ly-khai-thac-du-thuyen-ky-4-thi-truong-du-thuyen-o-viet-nam-dang-phat-trien-the-nao-183250109091113656.htm
Zalo