Thực phẩm nào cần phải bảo quản trong tủ lạnh?

Cách bảo quản thực phẩm sao cho đúng là rất quan trọng để tránh lãng phí thức ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, việc bảo quản đúng cũng giúp thức ăn luôn tươi ngon và tốt cho sức khỏe.

Chia nhỏ thực phẩm tươi sống thành các phần vừa đủ cho mỗi lần sử dụng.

Chia nhỏ thực phẩm tươi sống thành các phần vừa đủ cho mỗi lần sử dụng.

Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Mỗi loại thực phẩm khác nhau sẽ có các điều kiện bảo quản khác nhau. Để giữ thực phẩm tươi ngon được lâu, bạn cần phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh.

Thực phẩm tươi sống như cá, thịt và hải sản

Sau khi mua thực phẩm tươi sống, bạn hãy rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó, lau khô thực phẩm bằng giấy ăn hoặc khăn sạch. Chia nhỏ thực phẩm tươi sống thành các phần vừa đủ cho mỗi lần sử dụng. Đặt từng phần trong túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm, đảm bảo đóng gói kín để ngăn không khí và vi khuẩn xâm nhập.

Đặt thực phẩm đã gói kín trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C. Mức nhiệt độ này sẽ làm giảm tốc độ phát triển vi khuẩn và giữ cho thực phẩm tươi ngon trong thời gian ngắn. Thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ mát thường từ 3 - 5 ngày để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng nguyên vẹn và an toàn.

Nếu mua thực phẩm tươi sống số lượng lớn để dự trữ trong nhiều ngày, bạn hãy đặt chúng trong ngăn đông tủ lạnh. Nhiệt độ trong ngăn đông thường khoảng -18 độ C. Đông lạnh thực phẩm giúp kéo dài thời gian bảo quản lên đến 3 - 12 tháng. Tuy nhiên, nên sử dụng càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng của thực phẩm.

Đặt từng phần rau củ vào túi zip hoặc túi nilon có lỗ thoát khí để không khí lưu thông và duy trì độ ẩm tối ưu cho rau củ.

Đặt từng phần rau củ vào túi zip hoặc túi nilon có lỗ thoát khí để không khí lưu thông và duy trì độ ẩm tối ưu cho rau củ.

Thực phẩm là rau củ

Trước khi bảo quản, hãy kiểm tra rau củ và loại bỏ những phần bị úng, héo hoặc hỏng. Việc này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của phần rau củ còn lại. Nếu chưa sử dụng ngay, bạn không cần rửa sạch rau củ bằng nước, giữ cho rau củ luôn khô ráo là cách bảo quản đúng để chúng được tươi ngon lâu hơn.

Đặt từng phần rau củ vào túi zip hoặc túi nilon có lỗ thoát khí để không khí lưu thông và duy trì độ ẩm tối ưu cho rau củ. Đặt các túi rau củ vào ngăn rau quả của tủ lạnh. Ngăn này thường có nhiệt độ từ 3 - 5 độ C và độ ẩm được điều chỉnh riêng biệt để bảo quản rau củ tốt nhất. Thời gian bảo quản rau củ thường từ 2 - 7 ngày, tùy thuộc vào từng loại rau củ. Hãy sử dụng rau củ trong khoảng thời gian sớm nhất có thể để đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng.

Trái cây đông lạnh thường được cấp đông ngay sau khi thu hoạch ở thời kỳ chín nhất giúp giữ lại các chất dinh dưỡng.

Trái cây đông lạnh thường được cấp đông ngay sau khi thu hoạch ở thời kỳ chín nhất giúp giữ lại các chất dinh dưỡng.

Thực phẩm là trái cây

Đối với trái cây nguyên trái (còn vỏ):

Loại bỏ các phần cuống bị hư hoặc trái cây có dấu hiệu bị úng, héo.

Sử dụng khăn khô sạch lau chùi bề mặt của quả để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Đặt trái cây vào túi zip có lỗ thoát khí. Điều này giúp duy trì độ ẩm và lưu thông không khí.

Đặt túi trái cây vào ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 3 - 5 độ C.

Đối với trái cây đã cắt (gọt vỏ):

Sử dụng hộp đựng thực phẩm để bảo quản trái cây đã cắt/thái. Hộp này giúp ngăn chặn trái cây tiếp xúc với không khí và bảo vệ trái cây khỏi vi khuẩn cũng như tránh mất đi độ ẩm.

Đặt hộp trái cây vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 3 - 5 độ C.

Sử dụng trái cây đã cắt/thái trong khoảng thời gian từ 1 - 2 ngày để đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng tốt nhất.

Sau khi nấu chín, hãy để thức ăn nguội trong khoảng 2 tiếng trước khi đóng kín và cho vào trong tủ lạnh.

Sau khi nấu chín, hãy để thức ăn nguội trong khoảng 2 tiếng trước khi đóng kín và cho vào trong tủ lạnh.

Thức ăn đã nấu chín

Sau khi nấu chín, hãy để thức ăn nguội trong khoảng 2 tiếng trước khi đóng kín và cho vào trong tủ lạnh. Việc để thức ăn nguội hoàn toàn giúp tránh tăng nhiệt độ trong tủ lạnh và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chọn hộp đựng thực phẩm có nắp kín, được làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe và dễ dàng vệ sinh. Bảo quản hộp thức ăn trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 2 - 4 độ C.

Nếu thức ăn đã nấu chín quá nhiều, hãy chia nhỏ thành các phần vừa đủ cho những lần sử dụng sau. Thức ăn đã nấu chín nên được sử dụng trong khoảng 3 ngày từ khi nấu. Sau 3 ngày, thức ăn có thể mất đi chất dinh dưỡng và trở nên không an toàn.

Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên trữ trong tủ lạnh

Gà tây

Gà tây ít chất béo, ít muối ức gà tây cùng với một ít lúa mì nguyên chất là đủ cho một bữa ăn nhẹ hoặc một bữa ăn trưa mà bạn có thể mang tới cơ quan.

Bạn có thể bảo quản thịt đã nấu chín trong vòng 5 ngày trong tủ lạnh. Đối với dăm bông thì thời gian bảo quản trong tủ lạnh có thể lên tới 2 tháng. Tuy nhiên bạn nên ghi nhớ các nguyên tắc khi chế biến thịt để đảm bảo an toàn thực phẩm ví dụ rửa sạch tay trước khi chế biến hoặc khi chạm vào thịt sống. Hãy sử dụng các thớt khác nhau để cắt đồ sống và đồ chín.

Đối với thịt gà bao gồm gà nguyên con, gà xắt miếng, gà không xương thì tốt nhất bạn nên sử dụng chúng luôn hoặc có thể đặt vào tủ cấp đông muộn nhất là sau 2 ngày kể từ ngày sản xuất. Nếu bạn rã đông để nấu thì bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày trước khi bạn có kế hoạch nấu chúng. Bạn nên tham khảo thời gian cấp đông thịt gà dưới đây:

Gà nguyên con: 12 tháng

Gà xắt miếng: 9 tháng

Gà xay: 3 đến 4 tháng

Nội tạng thịt gà: 3 đến 4 tháng

Trứng nên được bảo quản sâu trong tủ lạnh, tránh đặt ở cánh tủ lạnh vì nhiệt độ bảo quản không ổn định.

Trứng nên được bảo quản sâu trong tủ lạnh, tránh đặt ở cánh tủ lạnh vì nhiệt độ bảo quản không ổn định.

Trứng

Trứng có đầy đủ các axit amin mà cơ thể bạn cần giúp cho các tế bào của bạn hoạt động. Trứng còn chứa các chất dinh dưỡng như vitamin D.

Trứng có thể bảo quản từ 3 đến 5 tuần nếu chúng chưa được nấu chín và đặt trong tủ lạnh. Dù là với mục đích sử dụng ăn sống hoặc dùng cho các món nấu chín, bạn có thể đánh tan lòng đỏ và lòng trắng với nhau và cho hỗn hợp này vào tủ đông. Các món ăn được làm từ trứng, như thịt hầm, bánh nướng có thể dự trữ từ 3 đến 5 ngày trong tủ lạnh hoặc một hoặc hai tháng trong tủ đông.

Cải xoăn

Cải xoăn một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất mà bạn có thể ăn. Chúng cung cấp 33 calo cho mỗi khẩu phần khoảng 6g. Bạn chỉ cần xào với hành tây, xắt nhỏ với dầu ô liu kèm với 1 ít thịt gà hoặc thịt bò là đã có một bữa ăn phụ dễ dàng, nhanh chóng và giàu chất dinh dưỡng.

Nước ép trái cây nguyên chất

Nước ép trái cây tươi nguyên chất có thể là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt. Tuy nhiên vì nước trái cây luôn có lượng đường cao, nên bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải. Nước ép trái cây nguyên chất cần được bảo quản trong tủ lạnh để hạn chế hao hụt vitamin.

Sữa chua nguyên chất

Sữa chua nguyên chất chứa hàm lượng canxi và protein chất lượng cao và men vi sinh - vi khuẩn đặc biệt tốt cho đường ruột của bạn và cung cấp cholesterol lành mạnh cho cơ thể.

Những người ăn sữa chua ít bị béo phì hoặc mắc bệnh tim. Ngoài ra sữa chua cung cấp đầy đủ chất béo có lợi hơn nếu so sánh với các thực phẩm ít chất béo (low-fat) khác. Bạn nên ăn sữa chua kèm với trái cây hoặc sử dụng nó thay thế kem chua để làm món tráng miệng và món hầm.

Rau cần tây

Rau cần tây cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A, kali và canxi. Rau cần tây hoàn hảo cho các món ăn thường ngày. Bạn có thể tìm hiểu cách làm salad cần tây, hoặc sử dụng như một loại rau gia vị khi bạn nấu với thịt bò hoặc thịt gà..

Cải bắp

Bắp cải là món ăn thông thường nhưng có thể hữu ích hơn bạn nghĩ. Cải bắp chứa rất nhiều chất xơ, cũng như kali, magiê và vitamin C. Nó là nguyên liệu tuyệt vời cho các món như xà lách trộn hoặc các món salad khác. Hoặc bạn có thể luộc lên và thưởng thức vị ngọt của món bắp cải luộc.

Mỳ tươi nên cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể bảo quản hình dáng, hương vị, độ ẩm của sợi mì trong khoảng 5 - 7 ngày.

Mỳ tươi nên cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể bảo quản hình dáng, hương vị, độ ẩm của sợi mì trong khoảng 5 - 7 ngày.

Mỳ tươi

Mỳ tươi là món ăn rất đơn giản và nhanh chóng và có thể được sử dụng như một món ăn phụ hoặc món chính. Món này cũng có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là nó cho phép đường vào máu của bạn chậm hơn so với các loại thực phẩm khác. Nó giúp bạn hạn chế cơn đói nhưng không làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe nếu bạn bị tiểu đường.

Quả bơ

Quả bơ có nhiều chất béo nhưng là chất béo có lợi, tốt sức khỏe tim mạch và duy trì mức cholesterol tốt. Thêm vào đó, trái bơ rất ngon nếu bạn ăn kèm với trứng hoặc phết lên một miếng bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt kèm thêm chút muối và hạt tiêu.

Các loại quả mọng

Quả mọng có lượng calo thấp, nhưng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất xơ – khiến cho chúng được đánh giá là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của tim và não. Ngoài ra chúng cũng có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư.

Đôi khi bạn có thể dùng dao để cắt đi những miếng trái cây và rau quả bị bầm dập. Nhưng nếu nó có mùi thì bạn nên bỏ nó đi. Bạn hãy rửa tất cả các hoa quả ngay trước khi ăn, và lau khô hoa quả bằng một chiếc khăn sạch. Giữ hoa quả trong tủ lạnh đặc biệt là nếu nó là hoa quả đã đóng gói sẵn. Bỏ đi bất kỳ thứ gì hoa quả đã tiếp xúc với nước ép từ thịt sống, thịt gia cầm hoặc hải sản.

Mây Hạ

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/thuc-pham-nao-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh-401391.html
Zalo