Thực hiện thẩm mỹ trong nha khoa bằng phương pháp cắt lợi có đau không

Phương pháp cắt lợi được xem là một trong những giải pháp thẩm mỹ nhằm mang đến vẻ ngoài tự tin hơn cho người gặp tình trạng cười hở lợi. Vậy cắt lợi có đau không? cắt lợi có mọc lại không?

Cắt lợi bằng laser là phương pháp tiên tiến hiện nay.

Cắt lợi bằng laser là phương pháp tiên tiến hiện nay.

Cắt lợi có đau không

Phẫu thuật thực hiện cắt lợi (hay còn gọi là cắt nướu - gingivectomy) là phương pháp cắt bỏ đi phần mô nướu bị thừa hay do phát triển quá mức, thường được bác sĩ áp dụng trong điều trị những bệnh lý về nướu răng hoặc là tạo hình thẩm mỹ. Lợi ích mà phương pháp cắt lợi này mang đến có thể kể như:

* Loại bỏ phần mô nướu bị phát triển quá mức.

* Khắc phục tình trạng bị cười hở lợi.

* Giảm ảnh hưởng của vi khuẩn có hại ở trong khoang miệng, đặc biệt là tình trạng túi nha chu ở quanh răng.

* Duy trì sức khỏe răng nướu.

Với những trường hợp sau bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện phương pháp cắt lợi:

* Người bị bệnh về viêm nướu hay nha chu

* Gặp tình trong túi nha chu (ở khe hở quanh răng) tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.

* Bị chấn thương hay viêm nhiễm trùng nướu.

*Người đang có nhu cầu cắt phần mô nướu bởi lý do thẩm mỹ

*Nướu bị sưng tấy trong quá trình niềng răng hay đeo các khí cụ chỉnh nha

Vậy cắt lợi có đau không ? thực tế đây là phương pháp phẫu thuật có tác động đến mô nướu, chính vì thế mà cảm giác đau là điều không thể tránh khỏi. Tuy nói là đau, nhưng người bệnh cũng không nên lo lắng bởi lẽ trong suốt quá trình cắt lợi, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây tê, nhờ đó sẽ không cảm nhận được cảm giác đau hay khó chịu trong quá trình làm phẫu thuật..

Những phương pháp áp dụng trong phẫu thuật cắt lợi

Hiên nay các trung tâm nha khoa áp dụng phương pháp cắt lợi với hai phương pháp chính đó là áp dụng thủ công bằng dao và ứng dụng công nghệ laser vào trong phẫu thuật. Mỗi phương pháp sẽ tích hợp những ưu và nhược điểm nhất định.

1. Cắt lợi bằng dao

Cắt lợi giải pháp thủ công bằng dao mổ là cách phẫu thuật khá truyền thống và được dụng rộng rãi tại nhiều trung tâm nha khoa. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao trong phẫu thuật để loại bỏ đi phần mô nướu thừa, tái tạo lại đường rãnh nướu tự nhiên. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, một số trường hợp bác sĩ sẽ loại đi một phần nhỏ xương dưới nướu.

2. Cắt lợi bằng laser

Đây là phương pháp hiện đại và không phải trung tâm nha khoa nào cũng đủ điều kiện để áp dụng bởi phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và máy móc hiện đại. Theo đó, với cắt lợi bằng laser, khi làm phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách dùng một thiết bị laser cầm tay và từ từ loại bỏ đi phần mô nướu thừa. Tia laser có khả năng giúp cầm máu tức thời sau quá trình cắt nướu. Vì thế, bác sĩ cũng sẽ không cần phải may vết thương để cầm máu mà vẫn có thể tránh được những tác dụng phụ có thể xảy ra sau phẫu thuật như chảy máu, nướu bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật. Vậy cắt lợi có mọc lại không? nếu được thực hiện ở trung tâm uy tín thì khả năng mọc lại là không.

Cắt lợi được xem là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo thẩm mỹ và hạn chế bệnh lý về nướu.

Cắt lợi được xem là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo thẩm mỹ và hạn chế bệnh lý về nướu.

Vết thương sau khi cắt lợi bao lâu thì lành?

Sau khi cắt lợi, lúc này vết thương vẫn còn mới, do đó việc nghỉ ngơi và chăm sóc hậu phẫu thuật hợp lý là điều cần phải chú trọng. Trong khoảng 3 ngày đầu sau khi làm cắt lợi, người bệnh không nên vận động mạnh hay tham gia các hoạt động thể thao. Hạn chế tối đa việc chạm vào vùng lợi để tránh gây tổn thương đến vùng điều trị. Thông thường sau khoảng 7 ngày kể từ ngày phẫu thuật, lúc này vết thương đã bắt đầu lành lại, lúc này người bệnh có thể sinh hoạt và ăn uống như bình thường.

3 ngày sau khi phẫu thuật nên chú ý chăm sóc kỹ đến tránh biến chứng xảy ra.

3 ngày sau khi phẫu thuật nên chú ý chăm sóc kỹ đến tránh biến chứng xảy ra.

Một vài lưu ý khi chăm sóc sau khi cắt lợi tại nhà để giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành thương và hạn chế tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra:

* Thực hiện sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong những ngày đầu

* Vệ sinh răng miệng và làm lành vết thương bằng nước muối pha loãng

* Chăm sóc răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải mềm, tránh chạm vào vùng nướu vừa cắt

* Ăn những thực phẩm mềm, loãng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, hay những loại thức ăn được nghiền nhỏ, rau được nấu chín kỹ,…

* Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm cứng giòn hay nóng, lạnh quá mức, thực phẩm giàu axit cũng nên hạn chế bởi vì có thể sẽ gây ra những kích ứng không đáng có ngay vị trí vùng phẫu thuật.

* Không sử dụng rượu bia hay thuốc lá.

* Không được chạm vào vết thương bằng việc đụng tay hoặc dùng lưỡi.

* Tái khám và kiểm trang vết thương sau điều trị theo đúng lịch trình mà bác sĩ ra

Lưu ý, nếu sau khi phẫu thuật thấy có hiện tượng chảy máu và không thể cầm máu hay tình trạng viêm sưng, đau buốt hay nóng sốt vẫn tiếp tục diễn ra dù đã sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để có hướng xử lý kịp thời.

Dương Hùng

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/thuc-hien-tham-my-trong-nha-khoa-bang-phuong-phap-cat-loi-663530.htm
Zalo