Thông cáo báo chí số 9, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV

Thứ tư, ngày 14/5, Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ chín tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Quang cảnh phiên họp chiều 14/5. Ảnh: TRỌNG HẢI

Quang cảnh phiên họp chiều 14/5. Ảnh: TRỌNG HẢI

BUỔI SÁNG

Dưới sự điều hành của Phó chủtịch Quốc hội NguyễnKhắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảoNghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013(lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) (phiênhọp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, ĐàiTiếng nói Việt Nam). Tại phiên thảo luận, có 37 lượt đại biểu Quốc hôịphát biểu, trong đó có 4 lượt đại biểu Quốc hội tranh luận, cụ thể như sau:

Về dự thảo Nghị quyết củaQuốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013: Có 22lượt ý kiến góp ý. Đa số các ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết sưảđổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; phạm vi sửa đổi, bổ sung vànội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiếnpháp năm 2013; thống nhất hình thức văn bản là Nghị quyết của Quốc hội. Bêncạnh đó, nhằm góp phần hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, các đại biểu tập trungthảo luận về các quy định liên quan đến: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị - xã hội; Công đoàn Việt Nam; quyền trình dự án luật, dự án pháplệnh của các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức đơn vị hành chính.

Có một số ý kiến đại biểu đề nghịgiữ nguyên như quy định hiện hành về việc “đại biểu Hội đồng nhân dân có quyềnchất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân” tạikhoản 2 Điều 115 của Hiến pháp; đề nghị sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Luật Công đoàn cho phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.

Ngoài ra, có ý kiến đại biểu chorằng, trong dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã khẳng địnhviệc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tuy nhiên dự thảo Nghị quyết sưảđổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 lại không nêu rõ vấn đề này,nên đề nghị bổ sung vào dự thảo Nghị quyết để đảm bảo sự đồng bộ.

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu tại phiên thảo luận ngày 14/5 của Quốc hội. Ảnh: TRỌNG HẢI

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu tại phiên thảo luận ngày 14/5 của Quốc hội. Ảnh: TRỌNG HẢI

Về dự án Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương (sửa đổi): Có 28 lượt đại biểu Quốc hội góp ý. Đa sôý́ kiến đại biểu Quốc hội thống nhất cao với việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chứcchính quyền địa phương theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ chín, Quốchội khóa XV. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Nguyên tắc tổchức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, sáp nhập, chia táchđơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; thẩm quyền quyết địnhvà trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách đơn vị hànhchính, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính; phân định thẩm quyền củachính quyền địa phương; phân quyền, phân cấp, ủy quyền; nhiệm vụ, quyền hạn, tổchức và hoạt động của chính quyền địa phương; quy định chuyển tiếp.

Ngoài ra, có ý kiến đại biểu đềnghị cần quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương trongthực hiện hoạt động đối ngoại; xem xét bổ sung tiêu chí miền núi tương đươngvới các đơn vị hành chính khác, như: Nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt vào dự thảo Luật; đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâmchỉ đạo hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thương hiệu địaphương, chỉ dẫn địa lý để các địa phương có cơ sở pháp lý, chiến lược truyềnthông thống nhất, xây dựng bản đồ du lịch mới, để kịp thời phát huy nguồn lựckinh tế quan trọng cho phát triển đất nước khi Luật Tổ chức chính quyền địaphương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộtrưởng Bộ Nội vụ PhạmThị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêuliên quan đến dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

BUỔI CHIỀU

Dưới sự điều hành của Phó chủtịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường,tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 1: Quốc hôịnghe: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trungương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bàyTờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội LêTấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoàbình của Liên hợp quốc; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa uỷquyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếvà Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo thẩm tra dự án LuậtNgân sách nhà nước.

Nội dung 2: Quốc hôịthảo luận ở hội trường về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Tại phiênthảo luận, có 24 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó đa số ý kiến đạibiểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cán bộ, công chức, nhằmkịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến đội ngũ cánbộ, công chức.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần hoànthiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận các quy định về: Phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụng; nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức; phânloại cán bộ, công chức; chính sách đối với người có tài năng trong hoạt độngcông vụ; chính sách đối với cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số; nghĩavụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ; quyền của cán bộ, công chức vềtiền lương, tiền thưởng và các chế độ liên quan đến tiền lương; văn hóa giaotiếp của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; phươngthức, thẩm quyền tuyển dụng công chức; đánh giá công chức; đào tạo, bồi dưỡngcông chức; vấn đề liên thông công chức; vị trí việc làm và ngạch công chức;khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

Có ý kiến đại biểu đề nghị bổsung các quy định về: Chế độ làm việc từ xa, làm việc trực tuyến của cán bộ,công chức sau sáp nhập đơn vị hành chính; chuyển đổi số trong thi hành công vụ;việc không xử lý cán bộ, công chức sinh con thứ ba để thống nhất với quy địnhcủa Đảng.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộtrưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đềđại biểu Quốc hội nêu.

Các đại biểu tại phiên thảo luận ngày 14/5 của Quốc hội. Ảnh: TRỌNG HẢI

Các đại biểu tại phiên thảo luận ngày 14/5 của Quốc hội. Ảnh: TRỌNG HẢI

Thứ năm, ngày 15/5, buổi sáng: Quốchội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung: Nghe Tờ trình,thảo luận và biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ chín,Quốc hội khóa XV; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩmtra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hôịsửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghịquyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội; thảo luận ở hội trường về dự án LuậtNăng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Buổi chiều: Quốc hôịhọp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung: Nghe Tờ trình và Báocáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triểnkinh tế tư nhân; nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết củaQuốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng vàtổ chức thi hành pháp luật.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổvề các nội dung: Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợpquốc; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triểnkinh tế tư nhân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chínhsách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Theo qdnd.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/thong-cao-bao-chi-so-9-ky-hop-thu-chin-quoc-hoi-khoa-xv
Zalo