Thời xưa, khi tử tù bị chặt đầu, họ rất ngoan ngoãn quỳ gối, có một số lý do khiến họ phải quỳ

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa, một trong những hình phạt đáng sợ nhất mà mọi người phải gánh chịu nếu phạm pháp đó chính là chặt đầu, đây cũng là điều mà chúng ta thường thấy trên các bộ phim điện ảnh.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Dù đao phủ là những người "thay trời hành đạo", nắm giữ sinh mệnh phạm nhân nơi pháp trường, nhưng công việc này vẫn bị người đời cho là xấu xa và vô cùng man rợn. Tới tận khi giải nghệ, họ thường vẫn mang trong mình những ám ảnh kinh hoàng về ngày tháng xưa cũ.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Đao phủ là người làm nghề hành hình tử tội (tội phạm bị tuyên án tử hình) trong thời kỳ trước đây. Đao phủ thi hành bản án được cấp trên truyền xuống và chém đầu tử tội bằng dụng cụ chuyên dụng (đao, kiếm, rìu ...) sau khi có hiệu lệnh. Thường thì việc hành hình diễn ra công khai thị chúng, thu hút nhiều người đến xem.

(Ảnh minh họa)

Vào thời cổ đại, tại sao khi hành quyết các tù nhân lại rất ngoan ngoãn, hầu như không phản kháng, và có ý thức quỳ xuống để chờ lệnh chém đầu? Có ba lý do chính như sau:

Lý do thứ nhất là về thể chất, tử tù bị giam lâu ngày trong tù, điều kiện sống cũng như ăn uống, sinh hoạt rất tồi tệ. Cùng với môi trường ẩm ướt, tối tăm, lạnh lẽo khiến toàn thân bị suy nhược, gần như không còn chút sức lực nào.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Lý do thứ hai về vấn đề tâm lý, trước khi thi hành án tử hình, cuộc sống của phạm nhân trong trại giam không tốt, họ không chỉ bị quản giáo hành hạ mà còn bị áp lực tâm lý thường xuyên. Những người đã trải qua sự tra tấn như vậy không còn chút nghị lực và tinh thần nào muốn chống lại việc quỳ gối trước khi chết.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Và nguyên nhân cuối cùng, vào thời cổ đại việc quỳ gối rất bình thường, ngay cả khi đối mặt với bề trên, quỳ gối không phải là chuyện đặc biệt khó khăn. Với tử tù, họ tin rằng quỳ gối khi bị xử trảm có thể được trở thành một người tốt trong kiếp sau, điều này khiến họ càng không thể chống cự.

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thoi-xua-khi-tu-tu-bi-chat-dau-ho-rat-ngoan-ngoan-quy-goi-co-mot-so-ly-do-khien-ho-phai-quy/20241125075655283
Zalo