Thời tiết nắng nóng trẻ em thường gặp những bệnh nào?

Bác sĩ CK1 Đoàn Tuyết Kha – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 có những hướng dẫn thiết thực cho mọi gia đình nhằm tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè nắng nóng.

Khi thời tiết bắt đầu trở nên nóng hơn vào mùa hè, trẻ thường trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh như tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, say nắng, sốc nhiệt, rôm sảy… Bác sĩ CK1 Đoàn Tuyết Kha – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 Chi nhánh Quốc Lộ 22 (TP.HCM) có những hướng dẫn thiết thực và dễ áp dụng cho mọi gia đình nhằm tránh một số bệnh thường gặp trong mùa hè nắng nóng.

Vào mùa hè trẻ có xu hướng hoạt động vui chơi ngoài trời nhiều, làm tăng nguy có tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời, côn trùng và các nguồn gây bệnh. Đồng thời khi thời tiết nắng nóng dễ khiến trẻ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Những bệnh trẻ thường gặp ở mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp: Nhiệt độ cao là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn (Tả, Ecoli, Shigella,..) và virus (Rotavirus, Enterovirus,…) và ký sinh trùng phát triển nhanh chóng trong thức ăn. Vì vậy thức ăn dễ bị ôi thiu trong thời tiết nắng nóng, cùng với việc trẻ chưa đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt, hệ miễn dịch còn non yếu của là những yếu tố chính khiến tiêu chảy cấp thường xảy ra nhiều hơn vào mùa hè.

Viêm đường hô hấp do các loại virus (Cúm, virus hợp bào hô hấp RSV, Adenovirus, Rhinovirus,…) hoặc các vi khuẩn (Phế cầu, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydophila pneumonia,…): Các hoạt động du lịch, tập trung đông người khi nghỉ hè cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp ở trẻ do tiếp xúc nhiều người ở nhiều môi trường. Các tác nhân gây viêm đường hô hấp như cúm, phế cầu dễ lây lan khi ai đó hắt hơi, ho,… nên cần chú ý các bệnh này vào mùa hè.

Thêm vào đó việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào phòng điều hòa, thời tiết quá nóng nực khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, mất nước có thể làm giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp

Sốt xuất huyết: Thời tiết nóng ẩm khi vào hè kết hợp cùng các cơn mưa là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn, vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Sốt xuất huyết gây các biểu hiện như đột ngột sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau khớp, xuất huyết dưới da. Bệnh cần được chẩn đoán sớm và theo dõi kĩ để tránh các biến chứng như sốc giảm thể tích, xuất huyết nội tạng, tổn thương gan cấp,…

Viêm não Nhật Bản: Là tình trạng viêm não cấp tính để lại nhiều tổn thương hệ thần kinh, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao. Bệnh cũng có vật trung gian truyền bệnh là muỗi nên thường gặp vào khi thời tiết nóng ẩm và có mưa .

Tay chân miệng: là bệnh lưu hành quanh năm tại nước ta, nhưng thường có hai mùa cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Thời điểm hiện tại đang nằm trong mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng, do đó nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

Trẻ mắc tay chân miệng sẽ có sốt, đau họng, , mệt mỏi , quấy khóc, biếng ăn, các vết loét ở họng gây đau, phát ban dạng sẩn đỏ và mụn nước ở tay chân, gối, mông, khuỷu tay... Bệnh có các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, cần theo dõi sát các dấu hiệu như giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, sốt cao khó hạ,… để điều trị kịp thời.

Say nắng, say nóng (Sốc nhiệt): Đây là tình trạng nguy hiểm xảy ra khi cơ thể trẻ tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao trong điều kiện nóng bức. Việc này khiến cơ thể của trẻ không thể điều chỉnh được nhiệt độ, dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột gây các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não, suy tạng, thậm chí tử vong.

Mất nước và rối loạn điện giải: Trẻ em dễ bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều khi thời tiết nắng nóng. Đặc biệt khi vui chơi và vận động ngoài trời trẻ có thể quên hoặc không nhận ra nhu cầu uống nước của cơ thể nên dễ dẫn tới thiếu nươc. Mất nước khiến trẻ mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng, tiểu ít, và nặng hơn có thể gây rối loạn điện giải nguy hiểm.

Rôm sảy (Phát ban nhiệt): Rôm sảy rất thường gặp vào những ngày nắng nóng, trẻ đổ mồ hôi nhiều dẫn tới bít tắc các lỗ chân lông và dẫn tới phát ban da. Da sẽ nổi các nốt nhỏ li ti màu hồng hoặc đỏ, thường xuất hiện ở các vùng da bị bí mồ hôi như cổ, ngực, lưng, nách, bẹn. Gây ngứa ngáy khó chịu nhiều cho trẻ.

Viêm da: Thời tiết nóng ẩm, kết hợp với mồ hôi và bụi bẩn, có thể gây kích ứng da, viêm da tiếp xúc. Trẻ thường hoạt động ngoài trời nhiều hơn vào mùa hè có thể tăng nguy cơ bị viêm da do côn trùng đốt, gây ngứa, sưng đỏ, thậm chí có phản ứng dị ứng.

Cách phòng tránh bệnh cho trẻ vào mùa hè

Tiêm ngừa đầy đủ là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ. Hiện nay các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tả, viêm não Nhật Bản, Rotavirus, cúm, phế cầu đều đã có vắc xin phòng ngừa. Tại Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 và Tiêm Chủng Nhi 315 luôn sẵn sàng các vắc xin tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay biện pháp đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của nhiều loại vi khuẩn và virus gây bệnh đường tiêu hóa, hô hấp và tay chân miệng. Vệ sinh răng miệng tối thiểu ngày 2 lần, tắm rửa thường xuyên, cắt ngắn mongs tay giúp ngăn ngừa việc tích tụ các loại vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống: phụ huynh cần lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng để chế biến, bảo quản thực phẩm đúng cách, hạn chế thức ăn đường phố để phòng ngừa các bệnh lý đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp hay ngộ độc thực phẩm cho trẻ vào mùa hè.

Uống đủ nước, tránh nắng nóng trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ khi cần ra ngoài trời.

Vệ sinh môi trường: giữ nhà của luôn sạch sẽ thoáng mát, diệt muỗi và các loại côn trùng xung quanh nhà.

Chế độ sinh hoạt hợp lý: mùa hè nhiều gia đình có kế hoạch du lịch, vui chơi nhưng phụ huynh cũng cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, tăng cường dinh dưỡng trong các bữa ăn, để nâng cao sức đề kháng, tránh thay đổi nhiệt độ khi ra vào phòng có điều hòa.

Những bệnh có thể tiêm chủng và hiệu quả của việc tiêm chủng

Theo WHO và bộ Y tế Việt Nam, việc tiêm ngừa để phòng bệnh cho trẻ em là quan trọng và là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Hầu hết các loại vắc xin thông thường dành cho trẻ em đều có hiệu quả khoảng 85% đến 95% số trẻ được tiêm.

Vắc-xin đã giúp giảm đáng kể, thậm chí loại trừ hoàn toàn một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới. Giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu, bại liệt, uốn ván,… Hiệu quả phòng ngừa của vaccine đã được chứng minh qua nhiều thập kỉ và trên quy mô toàn cầu.

Các bệnh lý thường gặp vào mùa hè đã kể trên hiện đã có vaccine như sốt xuất huyết (QDENGA), viêm não Nhật Bản (IMOJEV), vaccine ngừa cúm (INFLUVACTETRA,VAXIGRIPTETRA), ngừa các bệnh lý do phế cầu ( SYNFLORIX, PREVENAR 13, PNEUMOVAX 23), tiêu chảy do Rotavirus (ROTARIX, ROTATEQ) và tả (MORCVAX),…

Bác sĩ CK1 Đoàn Tuyết Kha – Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 Chi nhánh Quốc Lộ 22 (TP.HCM) hướng dẫn thêm: Tại hệ thống Y tế 315 hiện tại có đầy đủ các vaccine trên khắp các chi nhánh, thuận tiện cho phụ huynh sắp xếp đưa trẻ đi tiêm ngừa. Tiêm chủng 315 với các bác sĩ và điều dưỡng có kinh nghiệm, đến từ các bệnh viện lớn, quy trình tiêm chủng an toàn, hiệu quả, tư vấn và theo dõi sau tiêm kỹ càng là một lựa chọn lý tưởng cho việc tiêm ngừa của trẻ và gia đình.

Phòng bệnh bằng vắc-xin thường ít tốn kém hơn nhiều so với chi phí điều trị các bệnh truyền nhiễm và các biến chứng của chúng, do đó hãy tiêm ngừa sớm để trẻ được bảo vệ đầy đủ.

Hệ thống Y tế 315:

Hotline: 0901.315.315

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health https://www.ivyhealthvn.com/

Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

Hệ thống Y tế Tiêm chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

Hệ thống Y tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315: https://www.timmachtieuduong315.com/

Thanh Nguyên

Nguồn Phụ nữ: https://phunu.nld.com.vn/thoi-tiet-nang-nong-tre-em-thuong-gap-nhung-benh-nao-196250514151949295.htm
Zalo