Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Chính việc vứt đi mọi thứ, không phân loại đang biến Việt Nam trở thành 1 trong 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất thế giới, đặc biệt là rác thải sinh hoạt với khoảng 60 nghìn tấn thải ra môi trường mỗi ngày. Các bãi chôn lấp quá tải, nhiều địa phương, người dân phải sống chung với ô nhiễm từ rác. Đây là thực trạng và giải pháp cho vấn đề này là nội dung được thảo luận trong Tọa đàm về xử lý chất thải rắn do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 18/9.

Trước đây, mỗi ngày bãi rác Xuân Sơn tiếp nhận, chôn lấp khoảng 1.500 tấn rác thải sinh hoạt của 12 huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Nằm trên diện tích 57ha, hoạt động từ những năm 90, đến nay trên 50% lượng rác quá tải phải chuyển sang bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.

Mỗi ngày, Việt Nam thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị; trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra, trong số 30% được xử lý bằng phương pháp không chôn lấp thì cũng có đến 2/3 là được đốt tiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công, gây khói bụi ô nhiễm không khí.

Các chuyên gia cho rằng, không có công nghệ nào có thể xử lý, tái chế triệt để rác thải tại Việt Nam. Các địa phương cần kết hợp nhiều hình thức khác nhau trong hệ thống xử lý rác để đảm bảo quy định, đáp ứng điều kiện của từng khu vực.

Cũng theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, công nghệ xử lý chất thải không phải là vấn đề mà mấu chốt là làm sao đưa công nghệ vào cuộc sống. Để biến rác thải thành tài nguyên, có nhiều việc sẽ phải làm. Nhưng điều đầu tiên vẫn cần phân loại rác thải tại nguồn. Sau khi phân loại xong, mỗi loại chất thải đều có công nghệ và cách thức ứng xử khác nhau.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Hà Giang - Thế Anh

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/thieu-co-so-xu-ly-tai-che-phe-thai-xay-dung-236540.htm
Zalo