Thiêng liêng Côn Sơn cổ tự

HNN.VN - Năm 2012, lần đầu tiên tôi về Chí Linh-Hải Dương và vãng cảnh chùa Côn Sơn. Đã từng có duyên được vãng cảnh, chiêm bái khá nhiều chùa viện trong nam ngoài bắc, nhưng chùa Côn Sơn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí tôi ngay từ cái chạm mắt đầu tiên, bởi cảnh sắc, bởi sự cổ kính và cả sự linh thiêng thấu cảm không sao giải thích được. Năm 2025 này có dịp trở lại, cảm giác ấy vẫn còn vẹn nguyên như lần đầu. Trân trọng gửi đến bạn đọc một số hình ảnh về ngôi cổ tự có tuổi đời hơn 700 năm này. Và nếu hữu duyên, xin hãy một lần ghé thăm để chiêm bái, cảm niệm.

Chùa Côn Sơn nằm ở Chí Linh- Hải Dương (nay là Hải Phòng). Ban đầu chùa có tên gọi là Kỳ Lân, đó chỉ là một ngôi chùa nhỏ do sư Pháp Loa, đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm cho xây dựng vào năm Hưng Long thứ 12 (1304). Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự và được giao cho sư Huyền Quang (đệ tử của ngài Pháp Loa, và là Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm) trú trì. Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn cùng với Yên Tử và Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) đã là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm."Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa đành".

Qua khỏi Tam quan khách sẽ gặp ngay đôi hàng thông cổ thụ có tuổi đời hàng thế kỷ dẫn vào chùa.

Qua khỏi Tam quan khách sẽ gặp ngay đôi hàng thông cổ thụ có tuổi đời hàng thế kỷ dẫn vào chùa.

 Bia Thanh Hư Động đặt ở bên phải sân chùa là hiện vật độc bản, lưu giữ ngự bút của vua Trần Duệ Tông. Bia được đánh giá là có giá trị rất lớn về lịch sử, thư pháp, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần; được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

Bia Thanh Hư Động đặt ở bên phải sân chùa là hiện vật độc bản, lưu giữ ngự bút của vua Trần Duệ Tông. Bia được đánh giá là có giá trị rất lớn về lịch sử, thư pháp, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần; được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015.

 "Côn Sơn Tư Phúc tự bi" được dựng vào năm Hoằng Định thứ 8 (1608) đời vua Lê Kính Tông. Bia tạc bằng đá xanh hình lục lăng, 6 mái, chóp mái nhọn. Bia cao 1,2m, mỗi mặt bia rộng 0,32m, nội dung ghi chép về đợt trùng tu chùa vào năm 1607 do sư trú trì Mai Trí Bản khởi xướng. Ngày 15/2/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Côn Sơn và đã đọc, giảng giải nội dung bia "Côn Sơn Tư Phúc tự ” cho những người cùng đi. Bức ảnh Bác Hồ đọc bia chùa Côn Sơn đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của thời đại. Năm 2017, bia được công nhận là Bảo vật quốc gia.

"Côn Sơn Tư Phúc tự bi" được dựng vào năm Hoằng Định thứ 8 (1608) đời vua Lê Kính Tông. Bia tạc bằng đá xanh hình lục lăng, 6 mái, chóp mái nhọn. Bia cao 1,2m, mỗi mặt bia rộng 0,32m, nội dung ghi chép về đợt trùng tu chùa vào năm 1607 do sư trú trì Mai Trí Bản khởi xướng. Ngày 15/2/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Côn Sơn và đã đọc, giảng giải nội dung bia "Côn Sơn Tư Phúc tự ” cho những người cùng đi. Bức ảnh Bác Hồ đọc bia chùa Côn Sơn đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của thời đại. Năm 2017, bia được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Khách tham quan và nghe thuyết minh về bia chùa Côn Sơn.

Khách tham quan và nghe thuyết minh về bia chùa Côn Sơn.

Hệ thống cửa của ngôi chánh điện.

Hệ thống cửa của ngôi chánh điện.

Bộ tượng Tam thế bằng gỗ mít rất lớn, có niên đại từ thế kỷ XVII đang được thờ tại gian Tam Bảo ngôi chánh điện

Bộ tượng Tam thế bằng gỗ mít rất lớn, có niên đại từ thế kỷ XVII đang được thờ tại gian Tam Bảo ngôi chánh điện

Theo niềm tin, khách thập phương khi đến chiêm bái thường đặt tay vào sau lưng tượng, cầu nguyện, rồi lại đặt tay lên đầu mình để được bình an, sức khỏe .

Theo niềm tin, khách thập phương khi đến chiêm bái thường đặt tay vào sau lưng tượng, cầu nguyện, rồi lại đặt tay lên đầu mình để được bình an, sức khỏe .

 Những gốc hoa đại (hoa sứ) có tuổi đời hàng trăm năm trong sân chùa.

Những gốc hoa đại (hoa sứ) có tuổi đời hàng trăm năm trong sân chùa.

 Dấu tích một công trình cổ trước tòa Cửu phẩm liên hoa.

Dấu tích một công trình cổ trước tòa Cửu phẩm liên hoa.

 Phật tử, du khách xoay tòa Cửu phẩm liên hoa, miệng niệm danh đức Phật A Di Đà để cầu nguyện Quốc thái dân an, Thân tâm thường lạc.

Phật tử, du khách xoay tòa Cửu phẩm liên hoa, miệng niệm danh đức Phật A Di Đà để cầu nguyện Quốc thái dân an, Thân tâm thường lạc.

 Vườn tháp, nơi tàng chứa xá lợi của chư Tổ ở phía sau chùa

Vườn tháp, nơi tàng chứa xá lợi của chư Tổ ở phía sau chùa

 Giếng Ngọc với nguồn nước thanh khiết, linh thiêng. Ai đến với cổ tự Côn Sơn cũng đều xin uống một ngụm nước thiêng nơi đây để mong cầu sức khỏe, an lành.

Giếng Ngọc với nguồn nước thanh khiết, linh thiêng. Ai đến với cổ tự Côn Sơn cũng đều xin uống một ngụm nước thiêng nơi đây để mong cầu sức khỏe, an lành.

 Đường lên Thanh Hư động

Đường lên Thanh Hư động

Toàn cảnh Côn Sơn cổ tự nhìn từ trên cao.

Toàn cảnh Côn Sơn cổ tự nhìn từ trên cao.

Hiền An

Nguồn Thừa Thiên Huế: https://huengaynay.vn/goc-anh-hue/thieng-lieng-con-son-co-tu-155254.html
Zalo