Thị trường tài chính 24h: Các 'rung giật' có thể tái diễn trước thời điểm đáo hạn phái sinh
VN-Index tăng điểm nhẹ; Ngân hàng thúc dư nợ đầu năm; Thị trường 'khát' dòng tiền; Chờ phiên 'rũ hàng'; Tiến vào vùng đáy; Phản ứng gay gắt trên thị trường trái phiếu toàn cầu giai đoạn đầu năm mới…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 13/1 không đổi so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 84,80 – 86,80 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 19,5 USD lên 2.690,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co quanh 2.685 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 110,05 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.343 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.200 – 25.560 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 94.700 USD lên 95.200 USD, thì sang ngày hôm nay đã dần suy yếu và lùi về dưới 93.000 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,29 USD (+1,68%), lên 77,86 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,01 USD (+1,27%), lên 80,77 USD/thùng.
VN-Index giảm hơn 15 điểm
Thị trường tiếp tục kém tích cực ngay từ sớm khi VN-Index giảm điểm rất nhanh và chỉ khi về gần 1.220 điểm, thì lực cầu mới xuất hiện, tập trung ở bộ 3 trụ cột bank – chứng – thép.
Qua đó, trở thành động lực chính giúp chỉ số quay xe hồi phục, vượt nhẹ lên trên tham chiếu khi đóng cửa, với thanh khoản có cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp và mang nhiều tín hiệu về một phiên hồi phục kỹ thuật.
Kết thúc phiên giao dịch 13/1: VN-Index tăng 5,17 điểm (+0,42%), lên 1.235,65 điểm; HNX-Index tăng 0,12 điểm (+0,06%), lên 219,62 điểm; UPCoM-Index tăng nhẹ 0,07 điểm (+0,08%), lên 92,22 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Sáu (10/1), sau khi báo cáo việc làm mạnh mẽ đã khiến kỳ vọng giảm về việc Fed hạ lãi suất tích cực hơn trong năm nay.
Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra thêm 256.000 việc làm trong tháng 12/2024, cao hơn rất nhiều so với dự báo tăng 155.000.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2023 sau báo cáo này và gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường.
Trong tuần, Dow Jones mất gần 1,9%, S&P 500 cũng giảm 1,9% và Nasdaq Composite giảm 2,3%.
Kết thúc phiên 10/1: Chỉ số Dow Jones giảm 696,75 điểm (-1,63%), xuống 41.938,45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 91,21 điểm (-1,54%), xuống 5.827,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 317,25 điểm (-1,63%), xuống 19.161,63 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày lễ Thành Nhân.
Chứng khoán Trung Quốc giảm bất chấp dữ liệu thương mại tích cực hơn dự kiến.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,25% xuống 3.160,76 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,27% xuống 3.722,51 điểm.
Dữ liệu mới cho thấy, xuất khẩu tháng 12 của Trung Quốc đã tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng 7,3% so với dự báo. Nhập khẩu cũng tăng bất ngờ 1%, sau liên tiếp hai tháng thu hẹp trước đó.
Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng, do chờ đợi các thông báo chính sách tiếp theo từ Bắc Kinh.
Thêm vào tâm lý lo lắng là sự không chắc chắn về việc các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc sẽ ra sao với chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết" của chính quyền Trump sắp tới.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần bốn tháng, khi kỳ vọng giảm vào việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, thúc đẩy sức hấp dẫn của đồng USD và làm tăng nguy cơ dòng vốn chảy ra khỏi thị trường châu Á.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,00% xuống 18.874,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,79% xuống 6.843,71 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, ảnh hưởng bởi phiên cuối tuần qua trên Phố Wall, khi dự báo Fed sẽ thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI chuẩn giảm 26,22 điểm, tương đương 1,04%, xuống 2.489,56 điểm.
Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 2,2% và SK Hynix mất 4,5%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution giảm 0,3%.
Tuần này, các nhà đầu tư hiện đang chuyển sự chú ý sang quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.
Kết thúc phiên 13/1: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 7,77 điểm (--0,25%), xuống 3.160,76 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 190,15 điểm (-1,00%), xuống 18.874,14 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 26,22 điểm (-1,04%), xuống 2.489,56 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng thúc dư nợ đầu năm
Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% cho năm 2025, cao hơn năm 2024 và được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp hạn mức tín dụng ngay từ đầu năm, tạo điều kiện để các ngân hàng sớm đẩy mạnh cho vay..>> Chi tiết
- Thị trường “khát” dòng tiền
TTCK Việt Nam khởi đầu năm mới 2025 với những phiên giao dịch giảm mạnh về thanh khoản, thậm chí có phiên cuối tuần qua giá trị khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt hơn 6.000 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua..>> Chi tiết
- Chờ phiên “rũ hàng”
VN-Index tiếp tục dao động trong biên độ 1.230 - 1.250 điểm với thanh khoản thấp và áp lực bán ròng của khối ngoại vẫn cao, khiến nhiều nhà đầu tư chờ đợi một cú “rũ hàng” để cơ cấu lại danh mục và giải ngân vòng mới..>> Chi tiết
- Tiến vào vùng đáy
Dòng tiền tại nhóm vốn hóa lớn tiếp tục bị rút ra đã ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số chung. VN-Index trong tuần này có khả năng tạo đáy và hồi phục, nhưng các “rung giật” có thể tái diễn trước thời điểm hợp đồng phái sinh đáo hạn..>> Chi tiết
- Phản ứng gay gắt trên thị trường trái phiếu toàn cầu giai đoạn đầu năm mới
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và trên khắp thế giới đã liên tục tăng trong thời gian gần đây, và điều này đang phát đi một thông điệp ngày càng rõ ràng hơn: Hãy làm quen với điều đó..>> Chi tiết