Thép Tiến Lên (TLH) thoát lỗ quý I nhờ lãi tỉ giá
Dù lãi trong quý đầu năm 2025, CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã chứng khoán: TLH ) vẫn còn lỗ lũy kế 19,87 tỉ đồng, bằng 1,77% vốn điều lệ tại thời điểm ngày 31.3.2025.

Thép Tiến Lên ghi nhận lỗ 4,04 tỉ đồng so với cùng kỳ lỗ 6,67 tỉ đồng. Ảnh minh họa
Trong quý I.2025, Thép Tiến Lên đạt doanh thu thuần 1.291,6 tỉ đồng, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 2,97 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức lãi chỉ 0,95 tỉ đồng của cùng kỳ 2024. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 3,4% lên 4,1%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 25,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 10,96 tỉ đồng lên 53,32 tỉ đồng; doanh thu tài chính giảm 17%, tương ứng giảm 1,34 tỉ đồng về 6,56 tỉ đồng; chi phí tài chính tăng 34,4%, tương ứng tăng thêm 7,6 tỉ đồng lên 29,72 tỉ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 2,7%, tương ứng tăng thêm 0,73 tỉ đồng lên 27,64 tỉ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Ngoài ra, xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý I, Thép Tiến Lên ghi nhận lỗ 4,04 tỉ đồng so với cùng kỳ lỗ 6,67 tỉ đồng.
Như vậy, trong quý đầu năm 2025, lợi nhuận gộp mà Thép Tiến Lên tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty thoát lỗ nhờ doanh thu tài chính. Trong đó, doanh thu tài chính chủ yếu do ghi nhận 5,3 tỉ đồng lãi chênh lệch tỉ giá phát sinh trong kỳ.
Nếu chỉ xét riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp trừ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), TLH vẫn ghi nhận lỗ 4,04 tỉ đồng – dù đã thu hẹp đáng kể so với mức lỗ 6,67 tỉ đồng cùng kỳ.
Điểm đáng lưu ý, tại thời điểm cuối quý I, Thép Tiến Lên đang trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 183,6 tỉ đồng, trích lập dự phòng giảm giá tồn kho 66,4 tỉ đồng, trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là 5,7 tỉ đồng.
Về phía nguồn vốn, nợ vay ngắn hạn tính đến cuối quý I.2025 đã giảm 12,4% so với đầu năm, còn 1.785,9 tỉ đồng. Tuy nhiên, số nợ này vẫn chiếm 141,6% vốn chủ sở hữu – cho thấy cấu trúc tài chính chưa thực sự an toàn.