'Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn' để nhớ về những ngày tháng Tư lịch sử
Hành trình 'Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn' tại TP Hồ Chí Minh không chỉ là một chuyến tham quan, thưởng lãm các di tích, mà là một cuộc trở về với những ký ức tự hào của dân tộc.
Chương trình tham quan “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn” thu hút không ít bạn trẻ, học sinh, sinh viên và du khách quốc tế.
Đây không chỉ là hành trình về nguồn, mà còn là bài học sống động về lòng yêu nước, về sự dũng cảm và tinh thần dân tộc.
Nhiều bạn trẻ sau chuyến tham quan, đã chia sẻ sự xúc động, tự hào về quá khứ hào hùng của ông cha, cũng như thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tiếp bước cha anh, giữ gìn và xây dựng đất nước.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968” tại số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều điểm di tích lịch sử quan trọng hiện vẫn được giữ gìn, tôn tạo như Bảo tàng tư nhân Biệt động Sài Gòn (145 Trần Quang Khải, Quận 1), hầm vũ khí bí mật ở số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu hay Cơm tấm Đại Hàn - Cà phê Đỗ Phủ (113A Đặng Dung, Quận 1)...
Tại những địa chỉ này, du khách sẽ được tìm hiểu những câu chuyện về việc các chiến sĩ vận chuyển vũ khí giữa lòng đô thị, sử dụng các đường hầm bí mật ngay dưới lòng đất, giấu vũ khí trong bồn nước, trong tường gạch hay dưới sàn nhà...
Những câu chuyện ấy không chỉ cho thấy sự gan dạ, mà còn cả sự sáng tạo, linh hoạt đáng kinh ngạc của các chiến sĩ cách mạng.

Du khách tham quan, tìm hiểu các hình ảnh và hiện vật được trưng bày bên trong Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968” tại số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Hiện vật được trưng bày tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968” tại số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Du khách quốc tế tham quan, trải nghiệm hầm chứa vũ khí của lực lượng Biệt động Sài Gòn tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968” tại số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Điều xúc động là nhiều cựu chiến binh Biệt động Sài Gòn vẫn đang sống và tiếp tục truyền lửa cho thế hệ trẻ. Họ kể chuyện không phải để vinh danh cá nhân, mà để nhắc nhở rằng: Độc lập hôm nay là thành quả của bao máu xương, của những người đã lặng lẽ chiến đấu mà không mong ghi danh.


Các vật dụng của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đã được trưng bày tại Bảo tàng tư nhân “Biệt động Sài Gòn - Gia Định” (số 145 Trần Quang Khải, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Bảo tàng tư nhân “Biệt động Sài Gòn - Gia Định” luôn thu hút các bạn trẻ, học sinh, sinh viên đến tìm hiểu về lòng yêu nước, về sự dũng cảm của thế hệ đi trước.


Các hiện vật được sử dụng trong chiến tranh được trưng bày tại Bảo tàng tư nhân “Biệt động Sài Gòn - Gia Định”.

Bảo tàng tư nhân “Biệt động Sài Gòn - Gia Định” tọa lạc tại 145 Trần Quang Khải, Quận 1, TP Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, hiện vật gắn với các chiến tích của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.


Du khách tham quan, tìm hiểu nét độc đáo về kiến trúc và các hiện vật đang được lưu giữ tại Cơm tấm Đại Hàn - Cà phê Đỗ Phủ (thường được gọi với cái tên gần gũi là cà phê Vợt) tại số 113A Đặng Dung, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Cơm tấm Đại Hàn - Cà phê Đỗ Phủ tọa lạc tại số 113A Đặng Dung (Quận 1) từng là căn cứ của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Ngày nay, nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách khi đến tham quan TP Hồ Chí Minh.
Hào khí Biệt động Sài Gòn được tái hiện sống động trong từng câu chuyện, từng căn hầm nhỏ giữa lòng Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Theo dấu chân họ, chúng ta không chỉ học lịch sử, mà còn cảm nhận được sự thiêng liêng của một thời hào hùng không thể nào quên.