Khi quả cầu pha lê rơi xuống ở Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ để báo hiệu sự bắt đầu của năm 2025, thì thực tế là bữa tiệc chào đón năm mới này đã muộn hơn so với nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới.
Tổng cộng có 39 múi giờ địa phương khác nhau được sử dụng trên toàn cầu. Trong đó, có một số múi giờ chênh lệch 15 hoặc 30 phút so với các múi giờ lân cận, bao gồm 2 múi giờ nhanh hơn UTC (Giờ Phối hợp Quốc tế) hơn 12 giờ. Điều này đồng nghĩa là toàn bộ thế giới phải mất 26 giờ để chào đón năm mới.
Pháo hoa thắp sáng trên Nhà hát Opera Sydney chào đón năm 2025. Ảnh: Getty Images
Thông điệp chúc mửng năm mới 2025 tại Tòa nhà chính phủ Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Pháo hoa chào đón năm mới trên cảng Victoria ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AP
Lễ đếm ngược chào năm mới 2025 tại Công viên Shougang ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Pháo hoa tại Makati, thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: AFP
Pháo hoa rực rỡ trong lễ đón năm mới ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Người dân Indonesia ngắm pháo hoa tại bãi biển Ancol, thủ đô Jakarta. Ảnh: AFP
Pháo hoa nổ trên tòa nhà Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới, trong lễ đón giao thừa ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Ảnh: Reuters
Người dân Nga nâng ly chúc mừng năm mới ở thủ đô Moscow. Ảnh: Reuters
Đêm nhạc hội chào mừng năm mới tại Damascus, Syria. Ảnh: Reuters
Pháo hoa rực sáng tại Baghdad, Iraq. Ảnh: Reuters
Pháo hoa được bắn trên Kim tự tháp Giza, đánh dấu năm mới 2025 tại Ai Cập. Ảnh: AP
Pháo hoa rực rỡ tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysees ở Paris, Pháp. Ảnh: Reuters
Cổng Brandenburg rực rỡ pháo hoa trong lễ kỷ niệm năm mới ở Berlin, Đức. Ảnh: AP
Người dân chào đón năm mới trong chương trình bắn pháo hoa ở Quảng trường Museumplein, thủ đô Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: AFP
Pháo hoa trong lễ đón giao thừa ở Atomium, thủ đô Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP
Pháo hoa thắp sáng bầu trời phía trên Tháp Elizabeth và London Eye ở thủ đô London, Anh. Ảnh: AP
Đỗ Thảo