Thắp hương Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm được không? Khung giờ nào đẹp nhất?
Theo phong thủy, Rằm tháng Giêng đầu tiên của năm mới là thời điểm quan trọng khởi đầu nhiều tốt đẹp. Nhưng ngày nay nhiều người cúng từ 14 âm lịch để đón nhận may mắn, tạo nền tảng vững chắc cho năm mới bình an, chiêu phúc khí, gia tăng cát lợi...
Cúng ngày 14 trước Rằm tháng Giêng được không?
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Xưa nay, đầu năm âm lịch được cho là thời điểm năng lượng dương tăng trưởng, được cho là có sức mạnh để thay đổi và đón nhận những điều tốt đẹp mới. Đồng thời, năm mới là lúc khí vận của đất trời thay đổi, cũng là thời điểm giao mùa đông sang xuân - thời điểm tốt để cải thiện năng lượng trong không gian sống, giúp đẩy lùi năng lượng xấu.
Thực tế, Rằm tháng Giêng diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng âm lịch.
Nhưng, trong xã hội hiện đại nhiều gia đình bận rộn khó sắp xếp thời gian để cúng đúng ngày Rằm tháng Giêng. Do đó, việc cúng trước vào ngày 14 tháng Giêng được nhiều người thực hiện.
Ngày 14 tháng Giêng thích hợp làm những việc gì?
Theo lịch vạn niên, ngày 14 tháng Giêng (tức 11/2/2025 dương lịch) vào thứ Ba, ngày Tân Hợi, hành Kim. Ngày được coi là "bảo nhật cát lành", thuận cho nhiều hoạt động cúng lễ tâm linh.
Cũng trên lịch vạn niên, nên chuẩn bị cúng Rằm tháng Giêng - dịp lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, may mắn.
Đồng thời, có thể khai trương, mở cửa hàng... nhằm thu hút tài lộc và sự thuận lợi trong công việc.
Bên cạnh đó, có thể ký kết hợp đồng, giao dịch quan trọng, ký kết hợp đồng… có thể suôn sẻ, mang lại kết quả tốt đẹp.
Giờ tốt trong ngày 14 tháng Giêng
Ngoài ra, ngày 14 tháng Giêng được coi là ngày tốt, nhưng một số ý kiến cho rằng ngày này không thuận cho các công việc quan trọng. Do đó, nếu phải tiến hành các việc cần thiết trong ngày 14 tháng Giêng cần chọn các khung giờ hoàng đạo để giảm thiểu tác động tiêu cực, gồm các khung giờ:
- Giờ Nhâm Thìn (7h-9h);
- Giờ Ất Mùi (13h-15h);
- Giờ Mậu Tuất (19h-21h).
Những khung giờ này được coi là thuận lợi cho việc tiến hành các nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng, là ngày tốt cho các hoạt động tâm linh và cúng lễ.
Nếu làm các công việc quan trọng vào ngày này ngoài chọn ngày tốt, giờ tốt còn phải cân nhắc kỹ các yếu tố thực tế khác như sự chuẩn bị, năng lực, hoàn cảnh cụ thể... thì công việc mới hiệu quả, suôn sẻ.
![Một mẫu mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh internet](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_10_91_51443097/59dd6342570cbe52e71d.jpg)
Một mẫu mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh internet
Chuyên gia nói về cúng Rằm tháng Giêng ngày 14
Về việc này, Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương cho rằng, các gia chủ nên tiến hành nghi lễ cúng vào ngày chính Rằm - là ngày 15 tháng Giêng âm lịch (12 tháng 2 dương lịch). Nếu không thể thực hiện nghi lễ vào chính Rằm, có thể linh động cúng Rằm tháng Giêng trước đó 1 ngày (vào ngày 14/1 âm lịch (tức ngày 11/2 dương lịch).
Khung giờ đẹp nhất lên hương ngày 14 tháng Giêng là:
* Giờ Thìn: 7h00 - 9h00
* Giờ Mùi: 13h00 - 15h00
Ngày Rằm tháng Giêng và giờ tốt nhất cúng lễ
Xưa nay, Rằm tháng Giêng là nghi lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh Việt, là dịp con cháu tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong bình an, may mắn, tài lộc viên mãn... cho năm mới.
Với các phật tử, Rằm tháng Giêng là cơ hội để báo hiếu xuất thế gian tới đấng sinh thành, gia tiên tiền tổ với lòng thành kính.
Có câu "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Nhưng cũng nên chọn giờ tốt để cúng Rằm tháng Giêng, đón may mắn, phúc khí trọn vẹn cho cả năm.
Giờ tốt nhất cúng Rằm tháng Giêng
Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương:
* Rằm tháng Giêng năm nay là ngày đại cát, vào thứ Tư (tức 12/2/2025 dương lịch).
* Giờ đẹp nhất cúng Rằm tháng Giêng năm nay (12/2/2025) là: Giờ Thìn, từ 7h00 - 9h00.
Trước khi thắp hương cần bao sái lại ban thờ sạch sẽ. Có thể dùng bột tẩy uế ngũ linh thần, nước bao sái để thanh tẩy không gian thờ cúng thêm linh thiêng, thanh tịnh.
Đồng thời, chuẩn bị mâm lễ cúng, rồi bắt đầu lên hương kết nối với thế giới tâm linh giúp cho những lời khấn nguyện được linh ứng. Lưu ý, ngoài cầu sức khỏe, tài lộc... gia chủ nhớ cảm tạ chư vị thần linh, gia tiên, bày tỏ lòng biết ơn vì đã phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, mạnh khỏe...
![Một mẫu mâm ngũ quả cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh internet](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_10_91_51443097/4ad90b463f08d6568f19.jpg)
Một mẫu mâm ngũ quả cúng Rằm tháng Giêng. Ảnh internet
Mâm cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời
Ngoài mâm cúng Rằm tháng Giêng trong nhà, thì tùy vùng miền và một số gia đình mà có mâm cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời. Theo đó, mâm cúng rằm tháng Giêng ngoài trời có ý nghĩa tạ ơn trời đất, thần tiên, phật thánh cùng các vị anh hùng dân tộc. Trường hợp không có sân, có thể bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc trên sân thượng.
Để chuẩn bị cho mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời được tươm tất, cần chuẩn bị một số lễ vật gồm có:
- 1 con gà trống luộc;
- 1 miếng thịt dê hấp;
- Mâm ngũ quả hay trái cây theo mùa;
- 1 bình hoa tươi;
Lưu ý: Nên cúng sớm trong khoảng thời gian từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng. Muộn nhất cũng phải cúng trước 19h00 ngày Rằm tháng Giêng.
* Thông tin trong bài chỉ có tính chất tham khảo.