Thanh niên 21 tuổi bất ngờ phải chạy thận, huyết áp tăng cao vì thói quen sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Đau đầu, mất ngủ, uống thuốc giảm đau thuốc giảm đau nhiều lần nhưng không khỏi, thanh niên 21 tuổi đến viện khám mới biết mình bị huyết áp tăng cao và suy thận từ lâu mà không biết.
Thời gian gần đây, anh Trần (21 tuổi, người Trung Quốc) bị đau đầu dai dẳng và mất ngủ. Một tuần trước khi phát hiện bệnh, anh đa đến mức uống thuốc giảm đau nhiều lần nhưng không hiệu quả. Không chịu đựng được, anh mới chịu đến bệnh viện khám.
Vừa khám ở phòng đo huyết áp, bác sĩ giật mình vì đang ở tuổi trẻ nhưng huyết áp của anh cao đáng báo động. Huyết áp tâm thu đạt gần 180mmHg còn huyết áp tâm trương là gần 100mmHg. Trong khi 2 chỉ số này bình thường sẽ lần lượt ở mức 90 - 140mmHg và 60 - 900mmHg. Hỏi thêm cuộc sống hàng ngày có gì bất thường không thì anh Trần cho biết gần đây mình hay tức ngực khi đi lại, có bị tiểu ra máu.
Trước tình trạng cao huyết áp quá mức và rối loạn nhịp tim, đau đầu kèm dấu hiệu protein niệu, anh Trần được chuyển thẳng tới phòng cấp cứu. Sau một loạt các kiểm tra từ X-quang não tới xét nghiệm máu và nước tiểu… anh được kết luận bị urê huyết nguy hiểm, phải chạy thận cấp cứu ngay.
Bác sĩ nhận định, anh Trần bị suy thận đã lâu nhưng không biết và không điều trị, dẫn tới hình thành u rê huyết. Sau khi phân tích bệnh sử, các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh đến từ lối sống không lành mạnh của anh. Cụ thể, anh có đến 5 thói xấu là: thức khuya, hút thuốc, uống rượu bia, rất lười vận động và ngày nào cũng uống nhiều cà phê.
Tại sao mắc bệnh thận thường bị cao huyết áp?
Tăng huyết áp và bệnh thận là 2 trạng thái bệnh liên kết chặt chẽ với nhau, tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến làm suy giảm chức năng thận và việc suy giảm của chức năng thận có thể dẫn đến việc kiểm soát huyết áp xấu đi.
Theo các chuyên gia y tế, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận. Theo thời gian, huyết áp cao gây tổn thương mạch máu khắp cơ thể, điều này có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho những cơ quan quan trọng như thận. Tăng huyết áp cũng gây tổn thương cho những đơn vị lọc cầu thận, khiến cho thận không thể lọc được hết chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, những chất lỏng này tích tụ trong mạch máu và khiến tình trạng tăng huyết áp trầm trọng hơn.
Hơn nữa, thận đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp. Thận bị tổn thương sẽ giảm khả năng điều hòa huyết áp, dẫn đến tình trạng huyết áp tăng.
Cách nhận biết người bị cao huyết áp
Cách duy nhất để biết huyết áp của bạn có quá cao hay không là đo huyết áp. Huyết áp cao thường không gây ra triệu chứng, đó là lý do tại sao nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
Huyết áp được đo bằng hai con số. Con số ở trên, hay huyết áp tâm thu, là áp lực khi tim bạn co bóp. Số ở dưới, hay huyết áp tâm trương là áp lực khi trái tim bạn đang nghỉ ngơi giữa những lần co bóp. Huyết áp bình thường ở người lớn từ 18 tuổi trở lên là dưới 120/80. Những người có huyết áp tâm thu từ 120 đến 139, hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89, có thể có nhiều khả năng bị huyết áp cao.
Nhìn chung, huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn được coi là tăng huyết áp. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, huyết áp từ 130/80 trở lên được coi là cao huyết áp.
Người bị cao huyết áp và bệnh thận cần làm gì để ổn định sức khỏe?
Người bệnh thận bị tăng huyết áp cần được thăm khám thường xuyên. Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh thận. Mục tiêu điều trị của bệnh nhân mắc bệnh thận kèm tăng huyết áp là:
- Giảm huyết áp xuống dưới 130/80
- Không để bệnh thận tiến triển nặng thêm
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Để giúp đạt được những mục tiêu này, bạn sẽ tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Một phần quan trọng trong chế độ điều trị gồm thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn, kết hợp với dùng thuốc...