Tên vị vua nào được dùng để đặt cho nhiều nơi nhất nước ta?
Tên của vị vua này được đặt cho nhiều đơn vị hành chính nhất ở nước ta hiện nay. Ông là ai?
1. Tên vị vua nào được đặt cho nhiều nơi nhất nước ta?
Ngô Quyền
0%
Lê Lợi
0%
Quang Trung
0%
Lê Đại Hành
0%
Chính xác
Theo dữ liệu đơn vị hành chính do Tổng cục Thống kê công bố, hiện cả nước có 25 phường, xã mang tên vị vua Quang Trung. Vị anh hùng dân tộc khai sinh nhà Tây Sơn cũng là danh nhân được đặt tên cho nhiều địa phương nhất cả nước hiện nay.
Danh sách các tỉnh, thành có phường, xã mang tên ông gồm: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum, Đồng Nai.
2. Đâu là họ gốc của vị vua này?
Hồ
0%
Nguyễn
0%
Lê
0%
Ngô
0%
Chính xác
Theo sách “Nhà Tây Sơn” và một số tài liệu lịch sử, vua Quang Trung về sau mới đổi sang họ Nguyễn. Trước đó, họ của ông là Hồ. Bố ông tên Hồ Phi Phúc, lấy vợ họ Nguyễn nên đổi sang họ vợ. Ông Hồ Phi Phúc sinh được ba người con là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) và Nguyễn Lữ.
3. Vị vua này có danh xưng khác là gì?
Bình Định Vương
0%
Bắc Bình Vương
0%
Triệu Việt Vương
0%
Tây Sơn Vương
0%
Chính xác
Hoàng đế Quang Trung (1753-1792) có miếu hiệu là Tây Sơn Thái Tổ, danh xưng khác là Bắc Bình Vương. Danh xưng Bắc Bình Vương của Nguyễn Huệ có từ khi người anh cả Nguyễn Nhạc lên ngôi, phong vương cho hai người em và ban đất cai quản. Nguyễn Lữ được phong làm Đông Định Vương, quản vùng Gia Định. Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình Vương, quản vùng Thuận Hóa, lấy đèo Hải Vân làm mốc phân định.
4. Vua từng 4 lần hạ cố mời ai ra giúp nước?
Trần Quang Diệu
0%
Ngô Thì Nhậm
0%
Phan Huy Ích
0%
Nguyễn Thiếp
0%
Chính xác
Nguyễn Thiếp là một trong những nhà trí thức lớn, nhà giáo tiêu biểu của nước ta giai đoạn cuối thế kỷ XVIII. Sinh thời, ông chỉ thích dạy học. Biết tin La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tài năng, vua Quang Trung đã 4 lần viết thư, mời Nguyễn Thiếp ra giúp nước.
Theo sách Những người thầy trong sử Việt, cảm động trước tấm lòng cùa bậc anh hùng trọng người tài, về sau, Nguyễn Thiếp đã nhận lời. Sau khi xuống núi, ông đã vận dụng hết khả năng để giúp vua chọn được vùng đất xây dựng kinh đô. Đến khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn Thiếp về quê quy ẩn.
5. Vị vua này định xây dựng kinh đô ở tỉnh nào?
Huế
0%
Ninh Bình
0%
Hà Nội
0%
Nghệ An
0%
Chính xác
Vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân (Huế), nhưng dự định của nhà vua là dời về vùng Yên Trường, trấn Nghệ An (nay thuộc TP Vinh, Nghệ An) để xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô cho vương triều mới.
Khi Phượng Hoàng Trung Đô vừa xây xong, kế hoạch dời đô còn dang dở thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Vua Quang Toản sau đó nối ngôi cha, nhưng không giữ được ngai vàng. Khi Nguyễn Ánh lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Huế, Phượng Hoàng Trung Đô bị lãng quên. Ngày nay, Phượng Hoàng Trung Đô trở thành di tích lịch sử tỉnh Nghệ An.