Tên lửa phòng không Akash Ấn Độ vì sao vẫn mãi 'ế ẩm'?

Bất chấp được quảng cáo, tên lửa phòng không Akash vẫn bị coi là nỗi thất vọng lớn của Ấn Độ khi quân đội nước này không thực sự tin dùng, đồng thời nó vẫn chưa có được hợp đồng xuất khẩu nào.

Hệ thống tên lửa phòng không di động tầm trung Akash do tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) "thai nghén" từ đầu thập niên 1980 để thay thế cho các tổ hợp 2K12 Kub (SA-6 Gainful) đã lạc hậu.

Hệ thống tên lửa phòng không di động tầm trung Akash do tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) "thai nghén" từ đầu thập niên 1980 để thay thế cho các tổ hợp 2K12 Kub (SA-6 Gainful) đã lạc hậu.

Hình dáng của tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp Akash khá tương đồng với đạn 3M9 của SA-6, nó sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu rắn nhằm tiết giảm chi phí.

Hình dáng của tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp Akash khá tương đồng với đạn 3M9 của SA-6, nó sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu rắn nhằm tiết giảm chi phí.

Đạn tên lửa của tổ hợp Akash có chiều dài 578 cm, đường kính 35 cm, trọng lượng phóng 720 kg, mang đầu đạn nổ phá mảnh nặng 60 kg; tầm bắn lớn nhất đạt tới 30 km, trần bay 18 km, vận tốc tối đa Mach 2,5.

Đạn tên lửa của tổ hợp Akash có chiều dài 578 cm, đường kính 35 cm, trọng lượng phóng 720 kg, mang đầu đạn nổ phá mảnh nặng 60 kg; tầm bắn lớn nhất đạt tới 30 km, trần bay 18 km, vận tốc tối đa Mach 2,5.

Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không Akash bao gồm 4 xe mang phóng tự hành (mỗi xe có 3 tên lửa đánh chặn sẵn sàng phóng), đi kèm 1 đài radar kiểm soát hỏa lực Rajendra.

Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không Akash bao gồm 4 xe mang phóng tự hành (mỗi xe có 3 tên lửa đánh chặn sẵn sàng phóng), đi kèm 1 đài radar kiểm soát hỏa lực Rajendra.

Rada Rajendra có tầm hoạt động 60 km, theo dõi được 64 mục tiêu và dẫn hướng cho 8 tên lửa tấn công cùng lúc, đài radar này được giới thiệu có khả năng kháng nhiễu cao; ngoài ra tổ hợp Akash còn bao gồm 1 trạm chỉ huy điều khiển.

Rada Rajendra có tầm hoạt động 60 km, theo dõi được 64 mục tiêu và dẫn hướng cho 8 tên lửa tấn công cùng lúc, đài radar này được giới thiệu có khả năng kháng nhiễu cao; ngoài ra tổ hợp Akash còn bao gồm 1 trạm chỉ huy điều khiển.

Thông thường từ 2 đến 4 tổ hợp tên lửa phòng không Akash sẽ được liên kết thành một khẩu đội với phạm vi bảo vệ là một ô vuông cạnh (62 x 62) km, trong cấu hình mảng tuyến tính con số này là (98 x 44) km.

Thông thường từ 2 đến 4 tổ hợp tên lửa phòng không Akash sẽ được liên kết thành một khẩu đội với phạm vi bảo vệ là một ô vuông cạnh (62 x 62) km, trong cấu hình mảng tuyến tính con số này là (98 x 44) km.

Xác suất tiêu diệt mục tiêu của 1 tên lửa ước tính là 88%, hoặc tăng lên tới 98,5% nếu phóng liên tiếp 2 đạn trong vòng 5 giây vào cùng một đối tượng.

Xác suất tiêu diệt mục tiêu của 1 tên lửa ước tính là 88%, hoặc tăng lên tới 98,5% nếu phóng liên tiếp 2 đạn trong vòng 5 giây vào cùng một đối tượng.

Quân đội Ấn Độ đã lên kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa Akash để trang bị cho cả phòng không không quân lẫn phòng không lục quân, đơn giá mỗi đạn dự tính dưới 500.000 USD.

Quân đội Ấn Độ đã lên kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa Akash để trang bị cho cả phòng không không quân lẫn phòng không lục quân, đơn giá mỗi đạn dự tính dưới 500.000 USD.

Một tổ hợp Akash bao gồm 4 xe mang phóng, đài radar cùng 24 đạn đánh chặn được chào hàng với giá 30 - 35 triệu USD trên thị trường vũ khí quốc tế.

Một tổ hợp Akash bao gồm 4 xe mang phóng, đài radar cùng 24 đạn đánh chặn được chào hàng với giá 30 - 35 triệu USD trên thị trường vũ khí quốc tế.

Mặc dù được quảng cáo rất "hoành tráng" nhưng triển vọng của vũ khí trên lại rất kém. Theo nhận xét, tên lửa đánh chặn của Akash thực chất là phiên bản sửa đổi từ đạn 3M9 thuộc hệ thống 2K12 Kub ra đời cách đây đã lâu, với tính năng kỹ chiến thuật khá hạn chế.

Mặc dù được quảng cáo rất "hoành tráng" nhưng triển vọng của vũ khí trên lại rất kém. Theo nhận xét, tên lửa đánh chặn của Akash thực chất là phiên bản sửa đổi từ đạn 3M9 thuộc hệ thống 2K12 Kub ra đời cách đây đã lâu, với tính năng kỹ chiến thuật khá hạn chế.

Đạn tên lửa Akash bị nhận xét khá nặng nề, vận động kém linh hoạt, kích thước cồng kềnh trong khi tầm bắn tối đa chỉ đạt tới con số 30 km, quá ít so với yêu cầu của tổ hợp phòng không tầm trung hiện đại.

Đạn tên lửa Akash bị nhận xét khá nặng nề, vận động kém linh hoạt, kích thước cồng kềnh trong khi tầm bắn tối đa chỉ đạt tới con số 30 km, quá ít so với yêu cầu của tổ hợp phòng không tầm trung hiện đại.

Nhược điểm trên của Akash là do nó vẫn dùng nhiên liệu lỏng, ngoài gây tầm bắn ngắn còn có nguy cơ cháy nổ rất cao, bắt buộc phải rút hết ra rồi mới hành quân được, đến nơi lại phải bơm vào mới có thể tiếp tục tác chiến.

Nhược điểm trên của Akash là do nó vẫn dùng nhiên liệu lỏng, ngoài gây tầm bắn ngắn còn có nguy cơ cháy nổ rất cao, bắt buộc phải rút hết ra rồi mới hành quân được, đến nơi lại phải bơm vào mới có thể tiếp tục tác chiến.

Trong khi các thế hệ tên lửa phòng không tối tân đều đặt quả đạn trong ống phóng kiêm ống bảo quản kín thì Akash dù cho mới ra đời nhưng vẫn bố trí "lộ thiên", gây suy giảm tình trạng kỹ thuật.

Trong khi các thế hệ tên lửa phòng không tối tân đều đặt quả đạn trong ống phóng kiêm ống bảo quản kín thì Akash dù cho mới ra đời nhưng vẫn bố trí "lộ thiên", gây suy giảm tình trạng kỹ thuật.

Bên cạnh đó, đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực cùng với thuật toán dẫn bắn tên lửa Akash cũng bị nghi ngờ do đây không phải là thế mạnh của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, đài radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực cùng với thuật toán dẫn bắn tên lửa Akash cũng bị nghi ngờ do đây không phải là thế mạnh của Ấn Độ.

Trong chính Quân đội Ấn Độ, hệ thống Akash cũng không được tin dùng, chủ lực bảo vệ bầu trời quốc gia Nam Á này hiện vẫn là S-400 của Nga, hay SPYDER và Barak-8 do Israel cung cấp.

Trong chính Quân đội Ấn Độ, hệ thống Akash cũng không được tin dùng, chủ lực bảo vệ bầu trời quốc gia Nam Á này hiện vẫn là S-400 của Nga, hay SPYDER và Barak-8 do Israel cung cấp.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-phong-khong-akash-an-do-vi-sao-van-mai-e-am-post530800.antd
Zalo