Tảo mộ cuối năm và tham gia trải nghiệm không gian Tết đặc biệt

Những ngày này, Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên tấp nập đón các gia đình có người thân an nghỉ tại nghĩa trang lên thắp hương, tảo mộ cuối năm.

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sẽ đến, nên thời điểm này, không ít người dân Thủ đô đã bắt đầu dành thời gian sắm lễ, tảo mộ cuối năm “mời” người thân trở về đón Tết cùng con cháu. Đặc biệt, nhiều gia đình gửi gắm mộ phần người thân yên nghỉ tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên (Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) còn có dịp tham gia trải nghiệm lễ hội xuân do Ban Quản lý Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên tổ chức.

Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Văn Ty, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, năm nào vào dịp gần Tết, ông cũng cùng con cháu đi tảo mộ, thăm phần mộ vợ ông tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên. Đây là dịp để ông chỉ cho con cháu biết, đâu là phần mộ của ai, để mà nhớ.

Ông Tỵ bảo: "Không gian ở đây rất đẹp, thoáng mát sạch sẽ không giống các nghĩa trang ở nhiều nơi. Các cháu lên đây cũng dịp rời khỏi nơi đô thị về miền quê, khí hậu mát mẻ lại được làm một việc rất ý nghĩa. Đây cũng là cách dạy trẻ nhờ về nguồn cội. Trẻ biết đến những ngôi mộ của gia tiên, sau là để biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.

Nhiều người lần đầu lên đây còn ngỡ ngàng vì không gian nơi đây rất khác so với khung cảnh nghĩa trang đã hằn sâu trong tâm trí nhiều người. Ở đây, có nhiều khoảng không gian trồng cây xanh, có hồ cá, chòi nghỉ...cùng với đó, khu vực phục vụ cho người đi thăm viếng cũng đầy đủ như nhà ăn, quán cafe... ".

Bà Hà Thị Chiến - phố Bắc Cầu, phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Thành phố Hà Nội) có mộ phần 4 người thân lại đặt tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên. Vì lộ trình từ Long Biên đến khu mộ phần gần 100km nên để có mặt tại mộ phần vào buổi sáng, gia đình bà xuất phát khi trời vừa sáng.

“Mỗi năm, đại gia đình tôi sẽ lên mộ phần người thân khoảng 4 lần vào ngày cuối năm và các ngày giỗ. Năm nay, các con cháu ở Hà Tĩnh vượt đường xa ra Hà Nội nên khi đủ đầy hơn thì chúng tôi sắp xếp thời gian, công việc luôn để lên viếng mộ”, bà Chiến cho hay. Là người lớn tuổi nhất gia đình nên bà Chiến mong muốn, hoạt động thăm viếng mộ, chăm sóc mộ phần ngày cuối năm nhằm tạo nếp cho con cháu luôn hướng về gia đình, cội nguồn dù bận “trăm công ngàn việc”.

Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, phong tục tảo mộ đã có từ lâu là nét đẹp văn hóa uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.

Khi tảo mộ, gia đình về nơi phần mộ an táng của người thân, dòng tộc để dọn dẹp sửa sang lại mộ phần, quét dọn, sơn sửa lại. Đây cũng là việc làm để nghi thức nghi lễ, tạ ơn thổ thần và các vị thần cai quản che trở cho các chân linh yên nghỉ tại khu đất đó.

"Việc tảo mộ cũng là tấm lòng hiếu thảo của con cháu khi trở về quê hương, đây cũng là dịp để mọi người sum họp, quây quần đối với người thân đã khuất. Đây là nét đẹp truyền thống, uống nước nhớ nguồn của chúng ta", Đại đức Thịnh nói.

 Con cháu chăm sóc mộ phần người thân đã khuất. Ảnh: Q.H

Con cháu chăm sóc mộ phần người thân đã khuất. Ảnh: Q.H

Đặc biệt, những ngày này, khách hàng khi đến thăm viếng mộ phần tại đây còn có thể tham gia chương trình “Tết về trên Lạc Hồng Viên”.

Theo đại diện Ban Quản lý dự án, chương trình được tổ chức với mong muốn mang lại một mùa xuân an lành, ấm áp và trọn vẹn. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, những người đã khuất, mà còn là cơ hội để gắn kết các gia đình, khơi dậy tình cảm và giá trị văn hóa truyền thống.

 Nhiều hoạt động phong phú được Ban quản lý Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên tổ chức.

Nhiều hoạt động phong phú được Ban quản lý Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên tổ chức.

 Tham gia gói bánh chứng tại không gian lễ hội.

Tham gia gói bánh chứng tại không gian lễ hội.

 Góc cho chữ thư pháp.

Góc cho chữ thư pháp.

Hoàng Mai

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/tao-mo-cuoi-nam-va-tham-gia-trai-nghiem-khong-gian-tet-dac-biet-post248546.gd
Zalo