Tần Thủy Hoàng có hơn 20 người con, nắm trong tay hậu cung 'hùng hậu', nhưng tại sao sử liệu không có ghi chép về phi tần?
Câu trả lời có thể đến từ một cô nương mà Tần Thủy Hoàng thương nhớ trong lúc chinh chiến.
Tần Thủy Hoàngcó vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã lãnh đạo quân đội liên tiếp tiêu diệt sáu nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề hoàn thành sự nghiệp vĩ đại thống nhất Trung Quốc.
Ông là vị quân vương đầu tiên sử dụng tước hiệu "hoàng đế" trong lịch sử Trung Quốc và tự xưng "đệ nhất hoàng đế". Ông ra đi để lạiVạn Lý Trường Thành, những Chiến binh Đất nung cùng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Ngoài những thành tựu chính trị xuất sắc,Tần Thủy Hoàngcòn có một “đời tư” rất đáng chú ý. TrongTần Thủy Hoàng đế bình truyệncủa Trương Văn Lập có nói “Tần Thủy Hoàng có vô số thê thiếp nhưng sử sách không nhắc đến tên một người vợ nào của ông”.
Còn tạiSử ký Tư Mã Thiêncũng chỉ ghi lại rằng "Thủy Hoàng có tới hơn 20 người con, 12 người con trai bị giết ở thành Hàm Dương và 10 công chúa chết ở Vũ Đô." và không có ghi chép nào về việc Tần Thủy Hoàng lập thiếp hayhoàng hậu.
Chính điều này đã khiến mọi người không khỏi thắc mắc, Tần Thủy Hoàng có tới hơn 20 người con, trong hậu cung cũng có rất nhiều mỹ nữ, nhưng tại sao chưa có sử liệu nào ghi chép về phi tần hay hoàng hậu?
Ai cũng biết rằng tính cách của Tần Thủy Hoàng rất tàn nhẫn và đa nghi, hơn nữa tính tình đặc biệt cáu kỉnh. Về những năm sau này, ông chỉ dốc hết sức mình tìm kiếm và theo đuổi thần dược trường sinh bất lão.
Vì vậy, Tần Thủy Hoàng dường như không quan tâm nhiều đến hậu cung của mình. Hoàng đế không lập hoàng hậu, có rất nhiều thê thiếp trong hậu cung nhưng chủ yếu đều theo sự sắp xếp chính trị.
Cùng với nỗi sợ hãi về cuộc nổi loạn trong cung và các vấn đề chính trị của người thân, kết quả trên khiến Tần Thủy Hoàng luôn phải thận trọng trước câu hỏi ai là người sẽ được lập làm hoàng hậu. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng chỉ thiết lập hệ thống tổ chức hậu cung, chứ không chọn hoàng hậu thực sự.
Nói về những cuộc nổi loạn trong cung, mẹ của Tần Thủy Hoàng cũng từng có cuộc sống riêng tư “đầy tiếng tăm” khi, sinh con ngoài giá thú. Chính điều này đã tác động rất lớn đến Tần Thủy Hoàng, đồng thời gây ra rào cản tâm lý bị phản bội.
Tại thời điểm lịch sử bấy giờ, khi quân Tần tham chiến ở chiến trường phía Nam bị tổn thất nặng, lúc này có một cô gái nước Triệu tên A Phòng tận tình mang thảo dược đến chữa cho quân đội Tần đã vô tình khiến Tần vương thương nhớ.
Tuy nhiên, tình yêu họ gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Thịnh Cơ – mẹ Tần Thủy Hoàng cùng thế lực Lã Bất Vi muốn ông lấy công chúa nước khắc nhằm lợi ích chính trị và lập mưu giết chết A Phòng. Xung đột hai bên diễn ra gay gắt, vô tình làm tăng mối hận thù giữa hai nước Triệu – Tần, kết quả gián tiếp gây ra cái chết của A Phòng.
Vì sự việc này, Tần Thủy Hoàng không bao giờ lập hoàng hậu nữa. Đến cuối cùng, Tần Thủy Hoàng đã quyết tâm tiêu diệt sáu vương quốc thống nhất Trung Quốc và chọn cuộc sống không hoàng hậu đến hết cuộc đời mình.