Tận mục động vật sách đỏ được cứu hộ ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

Hổ Đông Dương, chim Hồng Hoàng, gà lôi trắng, culi... là những loài động vật quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam đang được cứu hộ, bảo tồn tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình).

Cận cảnh các loài động vật quý hiếm được cứu hộ ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Video: Phạm Trường.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, nhiều năm qua nuôi bảo tồn và chăm sóc nhiều cá thể động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như hổ Đông Dương.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, nhiều năm qua nuôi bảo tồn và chăm sóc nhiều cá thể động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như hổ Đông Dương.

7 cá thể hổ Đông Dương này từng được giải cứu vào tháng 8/2021 từ một chuyên án buôn bán trái phép động vật quý hiếm do Công an tỉnh Nghệ An triệt xóa. 7 con hổ được đưa về Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chăm sóc, và tháng 3/2022, thì bàn giao cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm tạo điều kiện để hổ phát triển tốt hơn. Tại đây, các cá thể hổ được chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm chủng vaccine.

7 cá thể hổ Đông Dương này từng được giải cứu vào tháng 8/2021 từ một chuyên án buôn bán trái phép động vật quý hiếm do Công an tỉnh Nghệ An triệt xóa. 7 con hổ được đưa về Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chăm sóc, và tháng 3/2022, thì bàn giao cho Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm tạo điều kiện để hổ phát triển tốt hơn. Tại đây, các cá thể hổ được chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm chủng vaccine.

Đến nay, các cá thể hổ đã nặng 120-170kg/con, dài 1,5m. Những cá thể Hổ Đông Dương này được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, hạng mục có nguy cơ tuyệt chủng cao. Loài này được xếp vào Nghị định 32 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ngăn cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán.

Đến nay, các cá thể hổ đã nặng 120-170kg/con, dài 1,5m. Những cá thể Hổ Đông Dương này được xếp vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, hạng mục có nguy cơ tuyệt chủng cao. Loài này được xếp vào Nghị định 32 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ngăn cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán.

Cùng với hổ, nhiều loại động vật nằm trong sách đỏ cũng được chăm sóc tại đây, đặc biệt là 5 cá thể chim Hồng Hoàng. Chim hồng hoàng tên khoa học là Buceros bicornis, hay còn gọi là "phượng hoàng đất", thuộc họ hồng hoàng, bộ sả, lớp chim. Trọng lượng chim có thể lên đến 4kg, đạt chiều dài cơ thể 90-122cm. Những con trưởng thành có sải cánh rộng đến 1,6m. Hồng hoàng sinh sống ở các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc, thuộc nhóm Ib - các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Cùng với hổ, nhiều loại động vật nằm trong sách đỏ cũng được chăm sóc tại đây, đặc biệt là 5 cá thể chim Hồng Hoàng. Chim hồng hoàng tên khoa học là Buceros bicornis, hay còn gọi là "phượng hoàng đất", thuộc họ hồng hoàng, bộ sả, lớp chim. Trọng lượng chim có thể lên đến 4kg, đạt chiều dài cơ thể 90-122cm. Những con trưởng thành có sải cánh rộng đến 1,6m. Hồng hoàng sinh sống ở các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc, thuộc nhóm Ib - các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Tại Việt Nam, nhiều vùng vẫn còn chim Hồng hoàng tự nhiên, nhưng nạn buôn bán trái phép khiến loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong 5 cá thể Hồng hoàng ở đây có 3 cá thể người dân tự nguyện giao nộp; 2 cá thể còn lại từ Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chuyển giao.

Tại Việt Nam, nhiều vùng vẫn còn chim Hồng hoàng tự nhiên, nhưng nạn buôn bán trái phép khiến loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong 5 cá thể Hồng hoàng ở đây có 3 cá thể người dân tự nguyện giao nộp; 2 cá thể còn lại từ Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chuyển giao.

Chim Hồng Hoàng là một loài ăn tạp và có chế độ ăn rất phong phú. Chúng chủ yếu ăn trái cây, quả mọng, hạt và côn trùng. Các cá thể Hồng hoàng được chăm nuôi trong lồng sắt lớn, tạo môi trường gần giống với tự nhiên nhằm giúp phục hồi tập tính. Hồi tháng 8/2023, cặp chim Hồng hoàng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được thả về tự nhiên sau 4 năm chăm sóc, phục hồi bản năng

Chim Hồng Hoàng là một loài ăn tạp và có chế độ ăn rất phong phú. Chúng chủ yếu ăn trái cây, quả mọng, hạt và côn trùng. Các cá thể Hồng hoàng được chăm nuôi trong lồng sắt lớn, tạo môi trường gần giống với tự nhiên nhằm giúp phục hồi tập tính. Hồi tháng 8/2023, cặp chim Hồng hoàng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được thả về tự nhiên sau 4 năm chăm sóc, phục hồi bản năng

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật còn đang chăm sóc các cá thể công má vàng, đây là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm 1B. Các cá thể này được Vườn quốc gia Cúc Phương chuyển giao và chăm sóc.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật còn đang chăm sóc các cá thể công má vàng, đây là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm 1B. Các cá thể này được Vườn quốc gia Cúc Phương chuyển giao và chăm sóc.

Hay loài gà lôi trắng.

Hay loài gà lôi trắng.

Ngoài các loài động vật có trong sách đỏ, trung tâm hiện còn thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng các cá thể động vật khác như: Khỉ, cầy vòi hương, rùa,… Ông Phạm Kim Vương - Phụ trách phòng Cứu hộ động vật thuộc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) cho biết, đơn vị đang cứu hộ 75 cá thể thuộc 21 loài, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm. Các loài sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc để phục hồi bản năng và thả về tự nhiên.

Ngoài các loài động vật có trong sách đỏ, trung tâm hiện còn thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng các cá thể động vật khác như: Khỉ, cầy vòi hương, rùa,… Ông Phạm Kim Vương - Phụ trách phòng Cứu hộ động vật thuộc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (VQG Phong Nha - Kẻ Bàng) cho biết, đơn vị đang cứu hộ 75 cá thể thuộc 21 loài, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm. Các loài sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc để phục hồi bản năng và thả về tự nhiên.

Nhiều cá thể culi cũng được cứu hộ, chăm sóc tại đây.

Nhiều cá thể culi cũng được cứu hộ, chăm sóc tại đây.

“Việc cứu hộ, cứu chữa, chăm sóc các loài động vật đã khó nhưng không làm mất đi bản tính hoang dã để thả chúng lại môi trường tự nhiên. Có nhiều cá thể bị nuôi nhốt lâu không đủ điều kiện sinh tồn ngoài tự nhiên như mất tập tính hoang dã, mất chức năng vận động được chuyển vào khu phục hồi chức năng. Trung tâm có những cách thức để phục hồi tập tính sinh thái và chức năng vận động cho chúng, rồi đưa ra khu nuôi thả bán hoang dã một thời gian để thích nghi dần, sau đó mới thả ra môi trường tự nhiên” ông Trần Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật cho biết.

“Việc cứu hộ, cứu chữa, chăm sóc các loài động vật đã khó nhưng không làm mất đi bản tính hoang dã để thả chúng lại môi trường tự nhiên. Có nhiều cá thể bị nuôi nhốt lâu không đủ điều kiện sinh tồn ngoài tự nhiên như mất tập tính hoang dã, mất chức năng vận động được chuyển vào khu phục hồi chức năng. Trung tâm có những cách thức để phục hồi tập tính sinh thái và chức năng vận động cho chúng, rồi đưa ra khu nuôi thả bán hoang dã một thời gian để thích nghi dần, sau đó mới thả ra môi trường tự nhiên” ông Trần Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật cho biết.

Phạm Trường - Hoàng Nam

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/tan-muc-dong-vat-sach-do-duoc-cuu-ho-o-vqg-phong-nha-ke-bang-post1738472.tpo
Zalo