Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng không L-SAM của Hàn Quốc
Theo báo Korea Herald đưa tin ngày 16/1, Hàn Quốc đã phê duyệt việc sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa (L-SAM) mới, đồng thời phân bổ ngân sách 1,73 nghìn tỷ won (1,19 tỷ USA) để triển khai từ nay đến năm 2030.

Được phát triển để giải quyết các mối đe dọa tên lửa, đặc biệt là từ Triều Tiên, L-SAM cua Hàn Quốc được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở độ cao từ 40 đến 60 km và tầm xa lên tới 150 km.
Việc triển khai hệ thống này vào hoạt động đầy đủ dự kiến từ nay đến năm 2030 nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của đất nước.
Quá trình phát triển tên lửa đất đối không tầm xa (L-SAM) bắt đầu vào năm 2015 để giải quyết nhu cầu của Hàn Quốc về một hệ thống đánh chặn tên lửa cấp cao.
Hệ thống này được thiết kế để chống lại các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, bao gồm KN-23 và KN-24, và hoạt động trong khuôn khổ Phòng thủ tên lửa và không quân Hàn Quốc (KAMD).
Sau khi quá trình phát triển thăm dò kết thúc vào năm 2018, quá trình phát triển hệ thống bắt đầu vào năm 2019 và hoàn thành vào tháng 11/ 2024, với sự đóng góp của Hanwha Aerospace và LIG Nex1.
L-SAM đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm, đạt được thành công trong việc đánh chặn trong ba trong số bốn cuộc thử nghiệm được tiến hành từ năm 2022 đến năm 2023.
Các cuộc thử nghiệm này đã xác nhận khả năng của hệ thống, bao gồm việc sử dụng các cảm biến hình ảnh hồng ngoại nội địa, cùng với hệ thống Kiểm soát Tư thế và Chuyển hướng (DACS) và công nghệ đánh chặn mục tiêu.
Một khẩu đội L-SAM tiêu chuẩn bao gồm một radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) băng tần S đa chức năng để phát hiện và theo dõi mục tiêu, một trung tâm chỉ huy và kiểm soát (C2) để điều phối các hoạt động, một trạm kiểm soát chiến đấu để dẫn đường đánh chặn và bốn bệ phóng gắn trên xe tải.
Radar có phạm vi phát hiện lên đến 310 km, cho phép xác định mục tiêu sớm.
Mỗi bệ phóng mang sáu tên lửa, chia thành các vai trò chống đạn đạo và phòng không.
Trung tâm C2 đảm bảo khả năng phản ứng theo thời gian thực, trong khi trạm kiểm soát chiến đấu quản lý các quyết định giao tranh và bắn tên lửa.
Tên lửa có khả năng đánh chặn các mục tiêu di chuyển với tốc độ lên đến Mach 8,82 ở phạm vi 150 km, ở độ cao từ 40 đến 60 km.
Hệ thống này sử dụng hai loại đạn đánh chặn (một loại dành cho tên lửa đạn đạo và một loại dành cho máy bay và tên lửa hành trình), L-SAM có thể chống lại nhiều mối đe dọa tốc độ cao và có thể cơ động.
Điều này đạt được thông qua các công nghệ hiện đại với khả năng đánh trúng mục tiêu cao nhờ các cảm biến hình ảnh hồng ngoại, hệ thống đẩy xung kép để tăng tốc độ, khả năng cơ động, và hệ thống kiểm soát chuyển hướng để điều chỉnh quỹ đạo bay của đạn tên lửa theo thời gian thực.
Khi L-SAM được triển khai, hệ thống phòng thủ chống tên lửa này sẽ kết hợp với Patriot (PAC3) và Cheongung-II để tạo nên mạng lưới phòng thủ nhiều tầng lớp.

Ngoài sử dụng trong nước, Hàn Quốc cung sẽ sẵn sàng xuất khẩu loại vũ khí phòng thủ này cho các quốc gia cần.