Sửa Luật Giáo dục đại học: Mở rộng không gian đổi mới

Sau 5 năm thực thi, Luật Giáo dục đại học hiện hành đã đặt nền móng cho mô hình tự chủ trong trường đại học. Nhưng thế là chưa đủ. Những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, mô hình phát triển và áp lực hội nhập quốc tế đang đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý mới-sâu hơn, linh hoạt hơn và bắt kịp thời cuộc.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nếu không kịp thời sửa đổi, tự chủ đại học sẽ mãi là khái niệm nửa vời - Ảnh: VGP/Tuệ Lâm

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, nếu không kịp thời sửa đổi, tự chủ đại học sẽ mãi là khái niệm nửa vời - Ảnh: VGP/Tuệ Lâm

Việc sửa đổi Luật Giáo dục đại học đã không còn là chuyện củariêng ngành giáo dục, mà là yêu cầu cấp thiết từ chính thực tiễn vận hành. Sauhơn 5 năm thực thi, những điểm nghẽn bắt đầu lộ diện: Phân cấp chưa thực sựtrao quyền, cơ chế tài chính còn gò bó, bộ máy tổ chức thiếu linh hoạt, chất lượngđào tạo vẫn chưa tiệm cận được chuẩn mực quốc tế. Nếu không sớm điều chỉnh, môhình tự chủ đại học rất có thể chỉ dừng lại ở hình thức – nói nhiều, làm chưa tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, tự chủkhông thể đi một mình nếu khung pháp lý không theo kịp. Sửa luật lúc này khôngchỉ là động tác kỹ thuật, mà là bước đi định hình lại cách giáo dục đại học tồntại và phát triển trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.

"Sửa luật là cơ hội để giáo dục đại học bứt phá, nhưngcũng là một thử thách lớn trong cân bằng lợi ích, đảm bảo tính khả thi và phù hợpvới bối cảnh Việt Nam. Chúng tôi muốn lắng nghe các ý kiến đóng góp, để xây dựngmột khung pháp lý không chỉ đúng mà còn trúng”, Thứ trưởng Sơn nói.

Thực tế triển khai thời gian qua cho thấy, khi được trao quyềntự chủ, nhiều trường đã có chuyển biến tích cực: Quản trị linh hoạt hơn, đào tạosát thực tế hơn, năng lực kết nối với doanh nghiệp và quốc tế cũng tăng. Nhưngđồng thời, các rào cản pháp lý vẫn hiện diện ở khắp nơi-từ mô hình tổ chức chưarõ ràng, quy định tài chính chưa đủ thông thoáng, đến các thủ tục hành chínhchưa thật sự trao quyền đi đôi với trách nhiệm. Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo-nhữngđòi hỏi mang tính sống còn-cũng mới dừng lại ở bước khởi động, thiếu một khungpháp lý đủ độ mở để trường đại học mạnh dạn hành động.

Theo ông Nguyễn Tiến Thảo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,dự thảo sửa đổi lần này không đơn thuần vá lỗi, mục tiêu là thiết lập lại hệquy chiếu cho cả hệ thống. Dự thảo xác lập 6 trụ cột chính sách mang tính địnhhướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Trước hết, là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhưng phải gắnchặt với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình-để quyền lực không vận hànhtrong khoảng trống.

Tiếp theo là mở rộng tự chủ đại học, cả về tổ chức bộ máy,tài chính lẫn học thuật, nhưng không buông lỏng kỷ cương.

Thứ ba, dự thảo thúc đẩy hiện đại hóa nội dung và phương thứcđào tạo, phát triển mô hình học tập linh hoạt, chuyển đổi số và học tập suốt đời.

Thứ tư, là tái định vị trường đại học như trung tâm đổi mơísáng tạo, nơi kiến tạo tri thức thay vì chỉ sản xuất bằng cấp.

Thứ năm, nhấn mạnh thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là đâùtư tư nhân thông qua cơ chế hợp tác công-tư.

Và cuối cùng là xây dựng đội ngũ giảng viên, nhà khoa học chấtlượng cao, không chỉ đáp ứng chuẩn đầu vào mà còn có khả năng dẫn dắt nghiên cưúvà đổi mới trong thực tiễn.

Ông Thảo cho biết thêm, dự thảo được rà soát kỹ để tránh chồnglấn với các đạo luật hiện hành như Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo, Luật Giáo dụcnghề nghiệp và Luật Khoa học và Công nghệ, đồng thời mở ra không gian pháp lý đủrộng để thúc đẩy các mô hình đột phá trong hệ thống giáo dục đại học.

Đại diện các bộ, ngành như Công an, Y tế, Ngoại giao, Khoa họcvà Công nghệ đều đánh giá cao tư duy cải cách toàn diện trong dự thảo. Bên cạnhsự đồng thuận về nguyên tắc, các bộ cũng đề xuất nhiều nội dung có tính chuyênbiệt: Cần có quy định riêng cho các cơ sở đào tạo đặc thù như lực lượng vũtrang; làm rõ lại khái niệm “đại học” và “trường đại học” để thống nhất cách hiêủvà cách vận hành; điều chỉnh các quy định liên quan đến ngành đào tạo có yêu câùđặc thù cao như y khoa; và đặc biệt, tăng cường các chính sách để thúc đẩy quốctế hóa giáo dục đại học, bao gồm thí điểm trung tâm đổi mới sáng tạo ngay trongtrường.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, dự thảo Luật sửa đổi sẽđược tiếp tục hoàn thiện theo 3 định hướng chính: Làm rõ các nội dung liên quanđến hội nhập quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và thu hút đầu tư; cụ thể hoácác loại hình cơ sở giáo dục, tạo sự bình đẳng giữa công lập và ngoài công lập,phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tếtư nhân; và cuối cùng, đảm bảo rằng mọi sửa đổi đều gắn với mục tiêu phát triểnbền vững, phù hợp chiến lược giáo dục quốc gia và bối cảnh hội nhập.

“Chúng tôi cần những góp ý đi thẳng vào vấn đề, chỉ rõ bất cậpvà đề xuất cách sửa. Luật phải là công cụ tháo gỡ, không thể là thứ làm chậm đôỉmới”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ông đồng thời đề nghị các bộ, ngành, cơ sở giáo dục đại họcsớm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản để Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, chỉnh lývà trình Chính phủ, Quốc hội theo đúng tiến độ đã đề ra.

Theo hanoimoi.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/giao-duc/sua-luat-giao-duc-dai-hoc-mo-rong-khong-gian-doi-moi
Zalo