Su su rớt giá thảm hại còn 300 đồng/kg, nông dân lấy làm phân bón ruộng

Su su rớt giá thảm hại, chỉ còn 300 - 500 đồng/kg nên hàng trăm hộ dân ở Nghệ An đang phải vứt bỏ loại quả này, đem đổ cho gia súc ăn hoặc chôn xuống đất làm phân bón ruộng.

Su su rụng đầy gốc nhưng người dân bỏ mặc vì giá quá rẻ.

Su su rụng đầy gốc nhưng người dân bỏ mặc vì giá quá rẻ.

L

Su su rụng đầy gốc nhưng người dân bỏ mặc vì giá quá rẻ.

Su su rụng đầy gốc nhưng người dân bỏ mặc vì giá quá rẻ.

Xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An có hơn 300 hộ dân trồng su su với diện tích hơn 80 héc ta. Su su được trồng từ tháng 8 hằng năm và cho thu hoạch vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Đây được xem là một trong những loại cây nông nghiệp chủ đạo, đem lại thu nhập ổn định cho địa phương.

Theo người dân nơi đây, năm nay, đầu vụ giá su su vẫn bán được 5.000 - 7.000 đồng/kg nhưng sau đó giá xuống nhanh. Từ thời điểm sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến nay, giá xuống 300 đồng/kg tại vườn.

Người dân xã Quỳnh Liên hái su su đi chôn vì sợ sập giàn cây.

Người dân xã Quỳnh Liên hái su su đi chôn vì sợ sập giàn cây.

"Tôi đã phải chôn đi hàng tấn su su vì giá quá rẻ và bán không ai mua. Thời điểm trước Tết, su su bán cho thương lái tại vườn với giá khoảng 6.000 đồng/kg, nhưng nay vào vụ thu hoạch chính giá giảm mạnh, chỉ còn từ 300 - 500 đồng/kg. Với giá bán này không đủ tiền trả công thuê người thu hoạch nên đành để cho quả rụng. Trồng hơn 15 sào su su mất khoảng trên dưới 20 triệu đồng, năm nay lỗ nặng", anh Trần Văn Hà cho biết.

Theo bà Nguyễn Oanh, chủ nhiệm Hợp tác xã tiêu thụ rau Phương Liên, trên địa bàn có gần 20 cơ sở thu mua rau, củ quả cho nông dân. Ước tính hằng ngày có hàng trăm tấn rau được vận chuyển tiêu thụ đi các tỉnh và xuất khẩu.

Năm nay thời tiết thuận lợi, nguồn rau củ nhiều, su su không xuất khẩu được nên rớt giá. Giá bán không đủ công thu hoạch nên người dân không mặn mà.

Su su cho năng suất cao trong khi nguồn cầu hạn chế. Người dân hái quả để la liệt ở ruộng

Su su cho năng suất cao trong khi nguồn cầu hạn chế. Người dân hái quả để la liệt ở ruộng

Ông Cao Xuân Phương, Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Liên cho biết, su su là cây trồng chủ lực vụ đông của xã, đem lại hiệu quả kinh tế.

Nhưng năm nay, do giá quá rẻ nên người dân sinh nản, không muốn hái quả nữa mà chỉ thu gom quả rụng rồi cho trâu bò ăn hoặc chôn xuống đất làm phân.

Nguyên nhân khiến su su mất giá, theo ông Phương là do năm nay thời tiết khá thuận lợi, các loại rau quả phát triển tốt, những vùng khác su su cũng được mùa nên dẫn đến cung vượt quá cầu, giá hạ thấp.

Xã Quỳnh Liên hiện có hơn 350 ha diện tích trồng rau màu, trong đó có 70 ha trồng su su, với năng suất đạt từ 100 đến 120 tấn/ha. Hai loại rau màu chủ yếu của xã, su su và cà rốt, đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao trong năm 2023, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Đây là địa phương có diện tích trồng su su lớn nhất tỉnh Nghệ An, với năng suất cao nhất trong vùng bãi ngang của hai huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Su su là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vì vậy năng suất của nó vượt trội so với các loại cây trồng khác.

Hoàng Trinh

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/su-su-rot-gia-tham-hai-con-300-dong-kg-nong-dan-lay-lam-phan-bon-ruong-172250220082145319.htm
Zalo