Sự hồi sinh của di sản Mosul: Câu chuyện về hy vọng và sự phục hồi
Sau khi thoát khỏi lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), UNESCO đã khởi động một sáng kiến đầy tham vọng để giúp thành phố Mosul (Iraq) đứng dậy từ đống tro tàn. Đến nay, dự án 'Phục hồi tinh thần Mosul' đang viết nên câu chuyện về hy vọng và khả năng phục hồi - và là phản ứng mạnh mẽ trước chủ nghĩa cực đoan. Sự tái sinh của những di sản ở Mosul cũng khẳng định sự hiệu quả của hợp tác quốc tế.

Ngoài việc phục hồi các di tích, cuộc sống cũng đang hồi sinh ở Mosul. Ảnh: DW
Khi IS xâm lược Mosul năm 2014, Nhà thờ Hồi giáo Al-Nouri và Tháp Al-Hadba nổi tiếng - biểu tượng của Mosul trong nhiều thế kỷ, đã bị phá hủy thành đống đổ nát. Tuy nhiên, những tượng đài này ngày nay đã được khôi phục. Omar - một kiến trúc sư trẻ người địa phương cho biết “khi nhìn thấy những tòa tháp lại mọc lên, tôi cảm giác như đang chứng kiến thành phố của mình hồi sinh”.
Ngoài việc phục hồi các di tích, UNESCO và các tổ chức khác cũng đồng hành trong việc phục hồi đời sống văn hóa của Mosul. Các khu phố lịch sử ở đây - nơi từng vang vọng tiếng cười và âm nhạc, đang từng bước tìm lại nhịp điệu vốn có.