So sánh chi tiêu y tế trên đầu người và tuổi thọ tại các quốc gia phát triển

Đồ thị thông tin dưới đây so sánh mức chi tiêu cho y tế bình quân trên đầu người và tuổi thọ tại một số quốc gia phát triển trên thế giới, dựa trên một phân tích của nền tảng theo dõi hệ thống y tế Peterson-KFF với số liệu vào năm 2022..

Mỹ là nước có tuổi thọ thấp nhất trong số các nền kinh tế phát triển được phân tích, dù đứng đầu về chi tiêu cho y tế bình quân trên đầu người hàng năm, vượt 12.500 USD vào năm 2022. Chi tiêu y tế của người Mỹ nhiều hơn 4.600 USD so với quốc gia đứng thứ hai là Đức, nhưng tuổi thọ lại thấp hơn 3,2 tuổi so với người Đức.

Chi tiêu y tế được tính theo sức mua tương đương (PPP) đã điều chỉnh bằng USD. Chi tiêu y tế hàng năm, số liệu năm 2022.

Chi tiêu y tế được tính theo sức mua tương đương (PPP) đã điều chỉnh bằng USD. Chi tiêu y tế hàng năm, số liệu năm 2022.

Trong số 12 nền kinh tế phát triển đụoc phân tích, mức chi tiêu bình quân cho y tế hàng năm là 6.700 USD và tuổi thọ bình quân là 82,2 tuổi. Theo đó, Người Mỹ chi tiêu gần gấp đôi mức bình quân này trong khi tuổi thọ thấp hơn mức bình quân 5 tuổi.

Theo Peterson-KFF, vào năm 1980, chi tiêu y tế và tuổi thọ của Mỹ gần tương đương với các quốc gia trên. Tuy nhiên, từ đó tới nay, sự chênh lệch ngày càng lớn.

Trên thực tế, chi tiêu y tế và tuổi thọ bị chi phối bởi nhiều nhân tố kinh tế - xã hội. Ví dụ, người Anh có mức chi tiêu y tế hàng năm thấp nhất (5.500 USD) trong số các quốc gia châu Âu được phân tích một phần nhờ và Dịch vụ Y tế Quốc gia tại nước này. Trong khi đó, Nhật Bản là một trong những nơi có tuổi thọ cao nhất thế giới và cao nhất trong danh sác này (84 tuổi), dù chi tiêu y tế bình quân đầu người hàng năm chỉ 5.300 USD. Chế độ ăn ít thịt đỏ và nhiều cá là một trong những yếu tố giúp người Nhật duy trì sức khỏe tốt.

Ngọc Trang

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/so-sanh-chi-tieu-y-te-tren-dau-nguoi-va-tuoi-tho-tai-cac-quoc-gia-phat-trien.htm
Zalo