Sau Tết Nguyên đán, chuyện kỳ lạ các ngân hàng điều chỉnh lãi suất, người gửi tiền kỳ hạn càng dài, lãi suất càng thấp

Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Ngày 10/2, ghi nhận của phóng viên cho thấy, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo điều chỉnh lãi suất tiền gửi theo hai chiều hướng trái ngược.

Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân có thời gian gửi tiết kiệm dưới 5 tháng, lãi suất tiền gửi dao động từ 3,0 đến 3,1%/năm với hình thức lãnh lãi suất trước và mức 3,2 – 3,3%/năm đối với hình thức lãnh lãi hàng tháng.

Thời hạn gửi 6 tháng lần lượt là 4,3%/năm đối với hình thức lãnh lãi trước và 5,0%/năm đối với hình thức lãnh lãi hàng tháng.

Tuy nhiên, với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 7, 8 và 9 tháng, lãi suất lại giảm hơn so với thời hạn gửi 6 tháng là 3,9%/năm (lãnh lãi trước kỳ) và 4,1%/năm (lãnh lãi hàng tháng).

Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất huy động tiền gửi với thời hạn 6 tháng là 4,0%/năm và thời hạn gửi 7, 8 và 9 tháng cũng giảm xuống còn 3,80%/năm. Với tiền gửi có kỳ hạn 10, 11 tháng, lãi suất trở lại mức tương đương thời hạn 6 tháng là 4,0%/năm và 4,50%/năm đối với thời hạn gửi 12 tháng.

Với tiền gửi online khách hàng doanh nghiệp, mức lãi suất nhỉnh hơn hình thức gửi tiền tại quầy khoảng 1,0%/năm.

Như vậy, với số tiền gửi 500 triệu đồng, người gửi tiền là khách hàng cá nhân có thể nhận thực 21,5 triệu đồng/năm nếu lãnh lãi trước kỳ hạn và 25 triệu đồng/năm nếu lãnh lãi suất hàng tháng (tương đương khoảng 2.080.000 đồng/tháng).

Tuy nhiên, cùng số tiền gửi 500 triệu đồng, với thời hạn gửi trên 6 tháng (7, 8 và 9 tháng), phần lãi suất nhận thực lại thấp hơn là 19,5 triệu đồng/năm nếu lãnh lãi trước kỳ và 20,5 triệu đồng/năm đối nếu lãnh lãi hàng tháng.

Cùng thời điểm, Ngân hàng HDBank cũng thông báo mức lãi suất có sự khác biệt theo kỳ hạn 12 tháng là 5,6% và 36 tháng là 6,1%/năm.

Với mức tiền gửi 500 triệu đồng, người gửi tiền sẽ nhận được số tiền lãi tương đương là 28 triệu đồng/năm và 30,5 triệu đồng tiền lãi với thời hạn gửi 36 tháng.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) cũng vừa thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động.

Các kỳ hạn ngắn từ 1 - 11 tháng giảm 0,15%/năm, còn các kỳ hạn dài từ 12 - 36 tháng giảm 0,1%/năm.

Theo biểu lãi suất mới, khách hàng gửi dưới 1 tỷ đồng tại Bac A Bank sẽ nhận được lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng là 3,6%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 3,9%/năm.

Các kỳ hạn từ 6 - 8 tháng áp dụng mức 5,05%/năm, từ 9-11 tháng là 5,15%/năm, còn kỳ hạn 12 tháng duy trì ở mức 5,6%/năm.

Đối với tiền gửi trên 1 tỷ đồng, lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng hiện là 3,8%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 4,1%/năm. Các kỳ hạn 6 - 8 tháng được điều chỉnh ở mức 5,25%/năm, từ 9 - 11 tháng 5,35%/năm, còn kỳ hạn 1 3- 15 tháng là 5,9%/năm. Kỳ hạn dài nhất từ 18-36 tháng duy trì ở mức 6,2%/năm.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng vừa có động thái giảm lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn.

Cụ thể, kỳ hạn ngắn 1 - 2 tháng giảm 0,2%/năm xuống còn 2,2%/năm, trong khi kỳ hạn từ 3 - 5 tháng giảm mạnh 0,5%/năm, xuống còn 2,5%/năm. Các kỳ hạn từ 6 - 11 tháng giảm 0,2%/năm, chỉ còn 3,5%/năm.

Tuy nhiên, ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất đối với kỳ hạn 12 - 18 tháng ở mức 4,7%/năm.

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) triển khai lãi suất gửi tại quầy lên tới 8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Điều kiện áp dụng là sổ tiết kiệm mới hoặc các sổ tiết kiệm từ ngày 1/1/2018 có kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng và số tiền gửi từ 500 tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2024, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng 0,71% so với đầu năm, trong khi lãi suất cho vay lại giảm 0,59%.

Đáng chú ý, mức lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại đã giảm trung bình gần 1%. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cảnh báo rằng xu hướng này có thể thay đổi trong năm 2025, với khả năng lãi suất cho vay có thể điều chỉnh tăng.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định rằng biến động lãi suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong số đó là tốc độ giải ngân tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Theo ông Hiếu, nếu ngay từ đầu năm 2025, các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng theo chỉ tiêu 16% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra, nhu cầu vốn sẽ gia tăng đáng kể. Khi đó, để đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động cho vay, các ngân hàng có thể phải nâng lãi suất huy động, dẫn đến sự điều chỉnh của lãi suất cho vay.

Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, đồng thời giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4,5% ít nhất cho đến cuối năm 2025.

Việc duy trì ổn định lãi suất điều hành diễn ra trong bối cảnh lãi suất toàn cầu vẫn ở mức cao, giúp các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó tạo điều kiện hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Công tác chuẩn bị cho lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt taịi quận Hải An, Hải Phòng.

Khánh Dương

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/sau-tet-nguyen-dan-chuyen-ky-la-cac-ngan-hang-dieu-chinh-lai-suat-nguoi-gui-tien-ky-han-cang-dai-lai-suat-cang-thap-172250210152804523.htm
Zalo