'Sát thủ' R-37M Nga đã bắn hạ tiêm kích F-16 Ukraine?

Nguồn tin Ukraine nói tiêm kích F-16 nước này phải đối mặt với 3 tên lửa, có thể là S-400 hoặc R-37 của Nga, trước khi bị bắn rơi và khiến phi công thiệt mạng.

BBC hôm 13/4 dẫn lời các nguồn tin giấu tên trong quân đội Ukraine xác nhận tiêm kích F-16 nước này đã trúng tên lửa Nga hôm 12/4.

"Tổng cộng 3 quả đạn đã nhắm mục tiêu vào chiếc F-16. Đó có thể là tên lửa của hệ thống phòng không S-400 hoặc đạn đối không R-37M phóng từ tiêm kích", một nguồn tin nói.

Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày xác nhận lực lượng phòng không đã bắn hạ một tiêm kích F-16. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu cụ thể loại vũ khí đã khai hỏa.

Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày xác nhận lực lượng phòng không đã bắn hạ một tiêm kích F-16. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu cụ thể loại vũ khí đã khai hỏa.

Bộ tư lệnh không quân Ukraine hôm 12/4 thông báo phi công Pavlo Ivanov, 26 tuổi, đã thiệt mạng khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên tiêm kích F-16, nhưng chưa công bố chi tiết về sự việc.

Tên lửa đối không tầm xa R-37M, còn có tên gọi khác là RVV-BD, được Viện thiết kế Vympel phát triển và được đưa vào biên chế không quân Nga từ năm 2014.

Tên lửa đối không tầm xa R-37M, còn có tên gọi khác là RVV-BD, được Viện thiết kế Vympel phát triển và được đưa vào biên chế không quân Nga từ năm 2014.

Mỗi quả đạn dài hơn 4 m, đường kính thân gần 0,4 m, nặng 510 kg.

Tên lửa R-37M được cho là đạt tầm bắn tới 300 km và từng hạ mục tiêu ở khoảng cách 304 km trong thử nghiệm

Tên lửa R-37M được cho là đạt tầm bắn tới 300 km và từng hạ mục tiêu ở khoảng cách 304 km trong thử nghiệm

Tên lửa trang bị đầu dò radar chủ động và bán chủ động ứng dụng nguyên lý "bắn và quên", có thể tự tìm tới mục tiêu sau khi được khai hỏa mà không cần phi công điều chỉnh.

Tên lửa trang bị đầu dò radar chủ động và bán chủ động ứng dụng nguyên lý "bắn và quên", có thể tự tìm tới mục tiêu sau khi được khai hỏa mà không cần phi công điều chỉnh.

Tên lửa R-37M mới của Nga có những đặc điểm riêng biệt đối với tên lửa không đối không khi xét về tầm bắn, tốc độ.

Tên lửa R-37M mới của Nga có những đặc điểm riêng biệt đối với tên lửa không đối không khi xét về tầm bắn, tốc độ.

R-37M cũng là một tên lửa siêu vượt âm, khi tốc độ bay tối đa của tên lửa gấp 6 lần tốc độ âm thanh.

R-37M cũng là một tên lửa siêu vượt âm, khi tốc độ bay tối đa của tên lửa gấp 6 lần tốc độ âm thanh.

R-37M cũng có cách xác định mục tiêu và nhắm bắn đặc biệt, gồm ba hệ thống biệt lập nhau, giúp tên lửa bay đến mục tiêu mà không bị phát hiện.

R-37M cũng có cách xác định mục tiêu và nhắm bắn đặc biệt, gồm ba hệ thống biệt lập nhau, giúp tên lửa bay đến mục tiêu mà không bị phát hiện.

Khi nhắm bắn, các radar của máy bay phát hiện mục tiêu từ xa. Khi tìm được mục tiêu, kể cả máy bay tàng hình, hoặc tọa độ tương đối của nó, máy bay sẽ bắn tên lửa về vùng mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường quán tính.

Khi nhắm bắn, các radar của máy bay phát hiện mục tiêu từ xa. Khi tìm được mục tiêu, kể cả máy bay tàng hình, hoặc tọa độ tương đối của nó, máy bay sẽ bắn tên lửa về vùng mục tiêu nhờ hệ thống dẫn đường quán tính.

Khi tới gần mục tiêu, R-37M sẽ bật radar dẫn đường và tăng tốc nhanh chóng lên vận tốc siêu vượt âm. Lúc này phi công địch mới phát hiện tên lửa đang nhắm đến, nhưng sẽ không đủ thời gian xử lý.

Khi tới gần mục tiêu, R-37M sẽ bật radar dẫn đường và tăng tốc nhanh chóng lên vận tốc siêu vượt âm. Lúc này phi công địch mới phát hiện tên lửa đang nhắm đến, nhưng sẽ không đủ thời gian xử lý.

Chuyên gia người Nga Alexei Leonkov đánh giá những tên lửa tầm xa này được sử dụng để tiêu diệt những máy bay với thiết kế tránh các hệ thống phòng không.

Chuyên gia người Nga Alexei Leonkov đánh giá những tên lửa tầm xa này được sử dụng để tiêu diệt những máy bay với thiết kế tránh các hệ thống phòng không.

Không quân Nga trước đây chỉ lắp tên lửa R-37M cho tiêm kích hạng nặng MiG-31BM và Su-35S làm nhiệm vụ tuần phòng trên không phận Ukraine.

Không quân Nga trước đây chỉ lắp tên lửa R-37M cho tiêm kích hạng nặng MiG-31BM và Su-35S làm nhiệm vụ tuần phòng trên không phận Ukraine.

Loại vũ khí này bắt đầu xuất hiện trên dòng Su-30SM từ hồi giữa năm 2024, nhằm tăng cường khả năng đánh chặn mục tiêu từ xa, giải tỏa một phần nhiệm vụ của phi đội Su-35S và MiG-31BM.

Loại vũ khí này bắt đầu xuất hiện trên dòng Su-30SM từ hồi giữa năm 2024, nhằm tăng cường khả năng đánh chặn mục tiêu từ xa, giải tỏa một phần nhiệm vụ của phi đội Su-35S và MiG-31BM.

Việt Hùng

Theo ASS, BBC, AP

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/sat-thu-r-37m-nga-da-ban-ha-tiem-kich-f-16-ukraine-post609166.antd
Zalo