Rợn người khi qua 2 cầu sắt 50 tuổi ở cửa ngõ phía Nam TP.HCM

Bên cạnh cầu Long Kiểng đã xây mới, cầu Rạch Đĩa chuẩn bị thông xe, trục đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) vẫn còn 2 cây cầu sắt xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp. Hiện thành phố đang có kế hoạch xây cầu mới thay thế.

 Cách đường Nguyễn Văn Linh 200m, cầu Rạch Đĩa trên đường Lê Văn Lương dự kiến hoàn thành cuối năm nay, được kỳ vọng sẽ giải tỏa kẹt xe ở khu Nam TP.HCM. Cầu Rạch Đĩa có chiều dài 312m gồm cả cầu và đường dẫn, chiều rộng 10m, vốn đầu tư khoảng 520 tỷ đồng.

Cách đường Nguyễn Văn Linh 200m, cầu Rạch Đĩa trên đường Lê Văn Lương dự kiến hoàn thành cuối năm nay, được kỳ vọng sẽ giải tỏa kẹt xe ở khu Nam TP.HCM. Cầu Rạch Đĩa có chiều dài 312m gồm cả cầu và đường dẫn, chiều rộng 10m, vốn đầu tư khoảng 520 tỷ đồng.

 Dự án đã triển khai được hơn một năm, cầu Rạch Đĩa trên đường Lê Văn Lương nối với đại lộ Nguyễn Văn Linh (thuộc phường Tân Phong, quận 7) đến chợ Rạch Đĩa (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) đã được lắp đặt 9 nhịp cầu, nối liền 2 bờ sông. Hiện các công nhân đang triển khai trải thảm nhựa đường và phần bản mặt cầu.

Dự án đã triển khai được hơn một năm, cầu Rạch Đĩa trên đường Lê Văn Lương nối với đại lộ Nguyễn Văn Linh (thuộc phường Tân Phong, quận 7) đến chợ Rạch Đĩa (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) đã được lắp đặt 9 nhịp cầu, nối liền 2 bờ sông. Hiện các công nhân đang triển khai trải thảm nhựa đường và phần bản mặt cầu.

 Trên công trường, hàng chục công nhân cùng thiết bị máy móc đang khẩn trương hoàn thiện những hạng mục còn lại của cầu. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, công trình cầu Rạch Đĩa đã hoàn thành gần 90% khối lượng công việc.

Trên công trường, hàng chục công nhân cùng thiết bị máy móc đang khẩn trương hoàn thiện những hạng mục còn lại của cầu. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, công trình cầu Rạch Đĩa đã hoàn thành gần 90% khối lượng công việc.

 Ngoài cầu Rạch Đĩa mới đang thành hình, trên con đường này hiện vẫn còn 2 cây cầu sắt xây trước năm 1975 hiện đã xuống cấp nặng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cách cầu Rạch Đĩa khoảng 6km, hướng về Long An, cầu Rạch Tôm có mặt cầu nhỏ hẹp nên chỉ vừa đủ một xe ô tô và một xe máy chạy song song.

Ngoài cầu Rạch Đĩa mới đang thành hình, trên con đường này hiện vẫn còn 2 cây cầu sắt xây trước năm 1975 hiện đã xuống cấp nặng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cách cầu Rạch Đĩa khoảng 6km, hướng về Long An, cầu Rạch Tôm có mặt cầu nhỏ hẹp nên chỉ vừa đủ một xe ô tô và một xe máy chạy song song.

 Bản mặt cầu được lấp bởi tấm sắt, mỗi khi có xe chạy qua đều bị rung lắc mạnh. Năm 2019, dự án xây mới cầu Rạch Tôm được Sở GTVT TP.HCM phê duyệt với mức đầu tư gần 497 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án hơn 683m, trong đó, cầu dài 171m, rộng 15m, đường dẫn dài hơn 512m, rộng 29m. Dự án chưa triển khai do chưa được bố trí đủ vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Bản mặt cầu được lấp bởi tấm sắt, mỗi khi có xe chạy qua đều bị rung lắc mạnh. Năm 2019, dự án xây mới cầu Rạch Tôm được Sở GTVT TP.HCM phê duyệt với mức đầu tư gần 497 tỷ đồng. Tổng chiều dài dự án hơn 683m, trong đó, cầu dài 171m, rộng 15m, đường dẫn dài hơn 512m, rộng 29m. Dự án chưa triển khai do chưa được bố trí đủ vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.

 Ghi nhận của phóng viên, cầu Rạch Tôm tuy đã xuống cấp nhưng vẫn đang gánh mật độ phương tiện cao, trong đó có cả những xe tải lớn.

Ghi nhận của phóng viên, cầu Rạch Tôm tuy đã xuống cấp nhưng vẫn đang gánh mật độ phương tiện cao, trong đó có cả những xe tải lớn.

 Một số người dân phải xuống xe dẫn bộ, không dám chạy qua cầu sắt vì sợ trơn trượt.

Một số người dân phải xuống xe dẫn bộ, không dám chạy qua cầu sắt vì sợ trơn trượt.

 Chị Hằng, người dân sống lâu năm tại khu vực này cho biết: "Khi mưa mặt cầu rất trơn, tôi phải chờ cho mấy xe tải chạy qua trước rồi mới dám đi qua".

Chị Hằng, người dân sống lâu năm tại khu vực này cho biết: "Khi mưa mặt cầu rất trơn, tôi phải chờ cho mấy xe tải chạy qua trước rồi mới dám đi qua".

 Nhiều bộ phận trên cầu đã xuống cấp, hoen rỉ. Một số chân cầu bị thủng lỗ chỗ.

Nhiều bộ phận trên cầu đã xuống cấp, hoen rỉ. Một số chân cầu bị thủng lỗ chỗ.

Cách cầu Rạch Tôm khoảng 2km, cây cầu Rạch Dơi (nối huyện Nhà Bè, TP.HCM với huyện Long Hậu, Long An) cũng có tuổi thọ tương tự.

Cách cầu Rạch Tôm khoảng 2km, cây cầu Rạch Dơi (nối huyện Nhà Bè, TP.HCM với huyện Long Hậu, Long An) cũng có tuổi thọ tương tự.

Cầu Rạch Dơi có chiều dài 128m, hiện đã cấm xe tải lưu thông do không bảo đảm khả năng chịu lực. Phía dưới cầu, ghe, tàu, sà lan chất đầy cát, hàng hóa liên tục chui qua. Nguy hiểm hơn, nhiều loại sà lan cỡ lớn chở đầy cát vẫn luồn lách chui qua cầu.

Cầu Rạch Dơi có chiều dài 128m, hiện đã cấm xe tải lưu thông do không bảo đảm khả năng chịu lực. Phía dưới cầu, ghe, tàu, sà lan chất đầy cát, hàng hóa liên tục chui qua. Nguy hiểm hơn, nhiều loại sà lan cỡ lớn chở đầy cát vẫn luồn lách chui qua cầu.

Gầm cầu Rạch Dơi cũng trở thành nơi tập kết rác sinh hoạt của người dân xung quanh. Dự án cầu Rạch Dơi mới đã được HĐND TP.HCM thông qua từ năm 2016 nhưng chưa triển khai.

Gầm cầu Rạch Dơi cũng trở thành nơi tập kết rác sinh hoạt của người dân xung quanh. Dự án cầu Rạch Dơi mới đã được HĐND TP.HCM thông qua từ năm 2016 nhưng chưa triển khai.

Tháng 8/2024, dự án xây mới cầu Rạch Tôm và Rạch Dơi được Sở GTVT TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM đưa vào kế hoạch ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030. Tổng vốn đầu tư 2 cây cầu này khoảng 1.300 tỷ đồng, trong đó cầu Rạch Tôm được đề xuất đầu tư với tổng mức đầu tư gần 497 tỷ đồng và cầu Rạch Dơi khoảng 781 tỷ đồng.

Tháng 8/2024, dự án xây mới cầu Rạch Tôm và Rạch Dơi được Sở GTVT TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM đưa vào kế hoạch ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030. Tổng vốn đầu tư 2 cây cầu này khoảng 1.300 tỷ đồng, trong đó cầu Rạch Tôm được đề xuất đầu tư với tổng mức đầu tư gần 497 tỷ đồng và cầu Rạch Dơi khoảng 781 tỷ đồng.

Sở GTVT TP.HCM đề xuất bố trí cho dự án cầu Rạch Tôm khoảng 260 tỷ đồng giai đoạn 2024 - 2025 để giải phóng mặt bằng, sau đó triển khai thi công, hoàn thành thông xe cuối năm 2026.

Sở GTVT TP.HCM đề xuất bố trí cho dự án cầu Rạch Tôm khoảng 260 tỷ đồng giai đoạn 2024 - 2025 để giải phóng mặt bằng, sau đó triển khai thi công, hoàn thành thông xe cuối năm 2026.

Bên cạnh đó, dự án xây mới cầu Rạch Dơi dài khoảng 452m, rộng 15m (phần đường dẫn khoảng 300m, rộng 29m). Tổng mức đầu tư dự án đoạn qua TP.HCM, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 265 tỷ đồng. Riêng đoạn qua tỉnh Long An khoảng 85 tỷ đồng sẽ do địa phương này thực hiện.

Bên cạnh đó, dự án xây mới cầu Rạch Dơi dài khoảng 452m, rộng 15m (phần đường dẫn khoảng 300m, rộng 29m). Tổng mức đầu tư dự án đoạn qua TP.HCM, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 265 tỷ đồng. Riêng đoạn qua tỉnh Long An khoảng 85 tỷ đồng sẽ do địa phương này thực hiện.

Trên tuyến đường Lê Văn Lương có 4 cây cầu sắt xây trước năm 1975. Cầu Long Kiểng xây mới gần 600 tỷ đồng trên tuyến đường này đã thông xe vào tháng 9/2023, sau hơn 22 năm phê duyệt. Nếu đúng tiến độ, đến cuối năm 2024, trên đường Lê Văn Lương sẽ có thêm cầu Rạch Đĩa, cuối năm 2026 xây xong cầu Rạch Tôm và cuối năm 2028 có cầu Rạch Dơi mới, giúp người dân đi lại thuận tiện.

Trên tuyến đường Lê Văn Lương có 4 cây cầu sắt xây trước năm 1975. Cầu Long Kiểng xây mới gần 600 tỷ đồng trên tuyến đường này đã thông xe vào tháng 9/2023, sau hơn 22 năm phê duyệt. Nếu đúng tiến độ, đến cuối năm 2024, trên đường Lê Văn Lương sẽ có thêm cầu Rạch Đĩa, cuối năm 2026 xây xong cầu Rạch Tôm và cuối năm 2028 có cầu Rạch Dơi mới, giúp người dân đi lại thuận tiện.

Chí Hùng

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/ron-nguoi-khi-qua-2-cau-sat-50-tuoi-o-cua-ngo-phia-nam-tphcm-192241026212006775.htm
Zalo