Quy chế tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non cập nhật mới nhất

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT, cập nhật những thay đổi quan trọng trong quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non kể từ năm 2025.

Hạn chế điểm cộng vượt ngưỡng

Một trong những thay đổi đáng chú ý là mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển, cách thức tính điểm xét và xác định điều kiện trúng tuyển.

Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non từ năm 2025 có nhiều thay đổi quan trọng.

Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành Giáo dục mầm non từ năm 2025 có nhiều thay đổi quan trọng.

Trong đó, các tiêu chí chủ yếu dùng để đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Tổng điểm cộng, điểm thưởng, điểm khuyến khích (gọi chung là điểm cộng) đối với thí sinh có thành tích đặc biệt, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (tối đa 3 điểm đối với thang điểm 30).

Quy định này nhằm tránh tình trạng chênh lệch điểm xét tuyển quá lớn do ưu tiên, từ đó đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh. Dù vẫn tạo điều kiện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, hệ thống xét tuyển mới sẽ hạn chế những trường hợp có tổng điểm xét vượt điểm tuyệt đối.

Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác): Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số tính điểm xét không dưới 25%; từ năm 2026, số môn chung của các tổ hợp phải đóng góp ít nhất 50% trọng số tính điểm xét.

Đối với các chứng chỉ ngoại ngữ được dùng để miễn thi tốt nghiệp THPT theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành, cơ sở đào tạo được quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ để đưa vào tổ hợp môn xét tuyển với trọng số tính điểm xét không vượt quá 50%.

Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh với trọng số tính điểm xét không dưới 25%.

Quy chế xét tuyển năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm mới của chương trình.

Quy chế xét tuyển năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm mới của chương trình.

Xác định ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025: Những điểm mới đáng chú ý

Thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học từ năm 2025

Đối với một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có nhiều phương thức tuyển sinh hoặc tổ hợp xét tuyển, cơ sở đào tạo phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn thống nhất của Bộ GD&ĐT. Bảo đảm tuyển chọn được các thí sinh đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu vào của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Không quy định mã xét tuyển riêng, chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển, trừ việc quy định chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong việc xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm môn ngoại ngữ, cũng như quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển; trong đó, cần phải dựa trên số liệu phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển qua các năm trước.

Quy đổi điểm chuẩn các tổ hợp và phương thức xét tuyển

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, quy chế xét tuyển cũng được điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm mới của chương trình.

Một thay đổi quan trọng là quy định về quy đổi điểm chuẩn giữa các tổ hợp và phương thức xét tuyển. Hiện nay, nhiều trường vẫn dùng một mức điểm chuẩn chung cho tất cả tổ hợp, hoặc có sự chênh lệch nhỏ giữa các tổ hợp môn. Có những trường hợp chia nhỏ chỉ tiêu cho từng phương thức, tổ hợp, dẫn đến sự chênh lệch điểm chuẩn không hợp lý, thậm chí gây bất ngờ cho thí sinh.

Với quy định mới, các cơ sở đào tạo khi sử dụng nhiều tổ hợp hay phương thức xét tuyển cho cùng một ngành sẽ cần xác lập điểm chuẩn trên tổng chỉ tiêu toàn ngành, sau đó quy đổi tương đương giữa các tổ hợp, phương thức. Mục tiêu là hướng tới sự đồng đều về mức độ đánh giá, tránh thiên vị hay tạo lợi thế không công bằng giữa các phương thức.

Những điều chỉnh này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng xét tuyển mà còn đảm bảo sự công bằng cho tất cả thí sinh trên cả nước, đặc biệt trong bối cảnh năm 2025 là thời điểm áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình cải cách toàn diện.

Phượng Nguyễn

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.vn/quy-che-tuyen-sinh-nganh-giao-duc-mam-non-cap-nhat-moi-nhat-192250510221019508.htm
Zalo