Quốc gia châu Á nào bỏ tết Nguyên đán, đón tết Tây?
Với mong muốn tiến kịp phương Tây, quốc gia này đã chính thức bỏ tết Nguyên đán từ năm 1873.
1. Quốc gia châu Á nào bỏ tết Nguyên đán?
A. Nhật Bản
0%
B. Hàn Quốc
0%
C. Triều Tiên
0%
Chính xác
Lịch âm được sử dụng ở Nhật Bản từ thế kỷ 6. Trong suốt nhiều thế kỷ, Nhật Bản đón tết Nguyên đán cùng với nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,...
Cho tới năm 1873, như một phần của cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản đã áp dụng lịch Gregorian (lịch dương) với mong muốn tiến kịp phương Tây. Vì thế, Ganjitsu, Tết cổ truyền của Nhật ngày nay được điều chỉnh vào đúng 1/1 - ngày đầu tiên trong năm theo dương lịch.
2. Vị thần nào được cho là sẽ xuất hiện trong ngày Tết của người Nhật?
A. Sarutahiko-okami
0%
B. Amaterasu-omikami
0%
C. Toshigami-sama
0%
Chính xác
Ở Nhật Bản, người ta tin rằng vị thần Toshigami-sama sẽ ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới, mang lại may mắn và sinh lực cho cả năm.
3. Người Bhutan tổ chức Tết cổ truyền vào tháng mấy dương lịch?
A. Tháng 11-12
0%
B. Tháng 12-1
0%
C. Tháng 2-3
0%
Chính xác
Tết Losar tính theo lịch Tây Tạng, thường trùng với tháng 2-3 dương lịch hằng năm. Tết diễn ra trong 15 ngày, song 3 ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất.
Đây là dịp để các gia đình đoàn tụ, mọi người ăn mừng theo phong tục truyền thống và tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, văn nghệ.
4. Tết cổ truyền theo âm lịch của người Hàn Quốc có tên là gì?
A. Sinjeong
0%
B. Seollal
0%
C. Chuseok
0%
Chính xác
Seollal (설날) là Tết cổ truyền theo âm lịch của người Hàn Quốc. Cùng với Tết Trung thu thì đây là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm ở "xứ sở kim chi". Đối với họ, đây không chỉ là thời điểm đánh dấu một năm mới, mà còn là dịp đặc biệt, thiêng liêng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và sum vầy bên gia đình, người thân sau một năm làm việc bận rộn.
Trong những ngày này, người Hàn Quốc thường chơi các trò chơi dân gian, ăn các món ăn truyền thống và mặc trang phục Tết của người Hàn với những màu sắc rực rỡ để đón chào một năm mới thật vui vẻ và ý nghĩa.
5. Người Hàn Quốc ăn canh gì để lấy may trong năm mới?
A. Canh bánh gạo
0%
B. Canh rong biển
0%
C. Canh sườn bò
0%
Chính xác
Vào dịp năm mới, người Hàn thường chọn ăn canh bánh gạo tteokguk. Món canh này bao gồm nước hầm thịt, bánh gạo, ăn kèm trứng và ớt thái nhỏ, rong biển.
Màu trắng của bánh tteok biểu thị cho sự tinh khiết - một năm mới khởi đầu tốt đẹp, may mắn. Hình dáng thuôn dài của bánh gạo tượng trưng cho công việc thuận lợi, làm ăn phát đạt. Những miếng bánh thái lát tròn mỏng tượng trưng cho đồng xu, mang ý nghĩa một năm dồi dào của cải.
6. Người dân nước nào chuộng ăn cá vào năm mới?
A. Trung Quốc
0%
B. Hàn Quốc
0%
C. Nhật Bản
0%
Chính xác
Trong tiếng Trung Quốc, từ "cá" có cách phát âm gần giống từ "dư", mang ý nghĩa giàu có, sung túc. Do vậy, món cá là lựa chọn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Người Trung Quốc thường ăn cá vào cuối năm nhưng sẽ để lại phần đầu và đuôi cho đến đầu năm mới, với niềm tin năm mới sẽ khởi đầu và kết thúc trong sự dư dả.