Quản lý đất đai sau sáp nhập: Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận lần đầu
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đề xuất ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận lần đầu, nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Đề xuất ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận lần đầu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định quy định phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai khi cơ cấu tổ chức chính quyền theo mô hình hai cấp (cấp tỉnh và cấp xã, phường); trong đó đề xuất ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận lần đầu, để thuận tiện trong việc giải quyết, quản lý.
Thông tin cụ thể, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết tại dự thảo nghị định, bộ này đề xuất quy định rõ việc phân cấp thẩm quyền: Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cùng cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã sẽ đảm nhận một số thẩm quyền trước đây thuộc cấp huyện đang quy định trong Luật Đất đai năm 2024.
Trong đó, dự thảo Nghị định quy định phân cấp, phân định thẩm quyền quy định rút ngắn các bước, giảm thời gian giải quyết các thủ tục về đất đai từ cấp huyện chuyển về cấp xã thực hiện (như giao đất ở cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận lần đầu), nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Riêng việc quản lý đất có mặt nước là ao, hồ, đầm thuộc địa bàn nhiều xã, phường thì do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, theo Luật Đất đai 2024.
Dự thảo nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Nghị định số 101/2024/NĐ-CP phù hợp với đề án sắp xếp mô hình chính quyền địa phương các cấp.
Trước đó, ngày 11/4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn gửi các địa phương về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc chỉnh lý hồ sơ địa chính bao gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được thực hiện đồng thời với việc cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương.
Cụ thể về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp qua các thời kỳ, theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân thực hiện chỉnh lý đồng loạt giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Về cơ sở dữ liệu đất đai, ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau sáp nhập cần chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường chuyển đổi cơ sở dữ liệu đất đai từ phần mềm khác sang một phần mềm thống nhất để cập nhật, liên thông, chia sẻ dữ liệu.
Theo Vietnam+
TIN NÓNG

Nghệ An chấn chỉnh công tác khai thác cát sỏi trên địa bàn


Tàu cao tốc TPHCM – Vũng Tàu tạm dừng hoạt động


Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại 'thành phố dưỡng lành' La Pura


Đồng Nai thay thế người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ


Hà Nội loay hoay tìm lời giải cho bài toán chung cư cũ nát


'Soi' hàng tồn kho của các ông lớn ngành địa ốc

TIN MỚI

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ở Phong Điền


Không yêu cầu doanh nghiệp đăng ký thay đổi thông tin về địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính


Tập đoàn Nam Long đề xuất thực hiện 20 ngàn căn nhà ở xã hội tại Đồng Nai


Hà Nội: Đông Anh sẽ là thủ phủ nhà ở xã hội


5 Chủ tịch xã tại Hà Nội bị tạm dừng công tác điều hành để tập trung xử lý vi phạm đất đai


Hải Dương: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công


Tạm dừng công tác nhiều chủ tịch UBND xã


5 loài cây cảnh 'siêu dễ tính', ít quan tâm vẫn xanh tốt như thường
