Quan chức Fed vẫn thận trọng với giảm lãi suất
Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn giữ quan điểm thận trọng với việc cắt giảm thêm lãi suất khi họ cố gắng đánh giá thuế quan sẽ ảnh hưởng đến giá cả và nền kinh tế như thế nào. Bởi cho đến nay, dữ liệu cứng không cung cấp cho họ nhiều thông tin để tham khảo.

Fed được dự kiến sẽ chưa giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 6
“Chúng tôi vẫn đang nín thở”, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết hôm thứ Tư (14/5) trên chương trình phát thanh Morning Edition của NPR. “Chúng tôi có một loạt tiếng ồn mà chúng tôi đang cố gắng tìm ra đường xuyên suốt”, ông nói với hàm ý các dữ liệu kinh tế cứng hiện nay đang đến những thông tin khá trái ngược.
Một ví dụ điển hình, Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Ba (13/5) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tại Mỹ tăng thấp hơn dự kiến khi chỉ tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng hàng năm nhỏ nhất trong 4 năm.
Tuy nhiên số liệu lạm phát giá tiêu dùng khá nhẹ nhàng này chủ yếu là do giá thực phẩm giảm. Còn nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản tăng với tốc độ hàng năm là 2,8% trong tháng 4, tương đương với tháng 3 và còn quá nóng để phù hợp với mục tiêu lạm phát 2% của Fed.
“Chúng tôi tiếp tục nhận được những con số này, ít nhất là cho thấy mọi thứ đang diễn ra ổn”, Goolsbee - một thành viên có quyền bỏ phiếu quyết định lãi suất trong Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) của Fed cho biết. “Tôi nghĩ rằng, không thực tế khi mong đợi các doanh nghiệp hoặc ngân hàng trung ương vội vàng đưa ra kết luận về những vấn đề dài hạn khi bạn có quá nhiều biến động ngắn hạn. Đó chỉ là một môi trường rất khó khăn”.
Fed đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25% - 4,50% trong ba cuộc họp gần đây nhất của mình trong năm nay và tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát đi tín hiệu rằng, không cần phải vội thay đổi điều đó. Trong các phát biểu vào tuần này, các nhà hoạch định chính sách của Fed cũng đồng tình với quan điểm đó.
“Chúng tôi đang ở vị thế tốt để ứng phó với bất kỳ điều gì xảy ra ngay lúc này”, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly phát biểu với Hiệp hội Ngân hàng California vào thứ Tư (14/5). “Kiên nhẫn là từ ngữ của ngày hôm nay”.
Chính quyền Trump đã đẩy thuế nhập khẩu lên mức cao kỷ lục, nhưng sau đó đã tạm hoãn và đình chỉ hầu hết các mức thuế này. Trước đó, chính quyền đã miễn thuế một số mặt hàng như đồ điện tử, trong khi lại xem xét áp thuế nhập khẩu mới cho các lĩnh vực khác như dược phẩm.
Chính sách thuế quan thất thường của ông Trump khiến Fed phải đâu đầu trong việc xác định tác động cuối cùng của nó đối với lạm phát, tăng trưởng và việc làm.
Sau khi đi khắp các tiểu bang phía tây trong những tuần gần đây, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cho biết bà đã nghe thấy rất nhiều lo lắng từ các doanh nghiệp và hộ gia đình, nhưng không thấy dấu hiệu nào trong dữ liệu cho thấy họ đã rút lại chi tiêu hoặc đầu tư do hậu quả của việc này.
“Nếu bạn ở một tiểu bang có lượng du lịch cao như Nevada và đặc biệt là Las Vegas, bạn sẽ cảm thấy lo lắng vì du lịch quốc tế có thể sẽ giảm; bạn lo lắng về độ bền trong nước khi người tiêu dùng bị chèn ép một chút”, cô nói. Trong khi tại các tiểu bang khác như Utah và Alaska, mọi hoạt động dường như vẫn bình thường.
Nhìn chung, Daly cho biết, “chúng tôi có tăng trưởng vững chắc, thị trường lao động vững chắc và lạm phát đang giảm”. “Mọi người cảm thấy nền kinh tế đang hoạt động khá tốt và vấn đề chỉ là giải quyết tình trạng bất ổn để chúng tôi có thể tiếp tục hoạt động tốt”, bà nói thêm.
Phát biểu trước đó vào thứ Tư tại một sự kiện ở New York, Phó chủ tịch Fed Philip Jefferson cũng cho rằng thị trường lao động vẫn đang vững chắc và cho biết ông cảm thấy sự suy giảm nhẹ trong sản lượng kinh tế của Mỹ trong ba tháng đầu năm, nhưng đã bị bóp méo bởi dữ liệu nhập khẩu khi các doanh nghiệp chạy trước chính sác thuế quan của ông Trump.
Tuy nhiên, Jefferson cho biết, tâm lý giữa các doanh nghiệp và hộ gia đình đã giảm và ông đang “theo dõi rất cẩn thận các dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế suy yếu trong dữ liệu cứng”.
Đồng thời, ông cho biết, lạm phát có khả năng sẽ tăng, nhưng không rõ trong bao lâu. “Nếu mức tăng thuế quan được công bố cho đến nay được duy trì, chúng có khả năng làm gián đoạn tiến trình giảm phát và tạo ra ít nhất là một đợt tăng tạm thời về lạm phát”, ông nói. Tuy nhiên theo ông, “liệu thuế quan có tạo ra áp lực tăng liên tục đối với lạm phát hay không sẽ phụ thuộc vào cách thực hiện chính sách thương mại, mức chuyển tiếp sang giá tiêu dùng, phản ứng của chuỗi cung ứng và hiệu suất của nền kinh tế”.
Thị trường tài chính hiện đang đặt cược rằng các dữ liệu kinh tế sẽ cung cấp cho Fed sự rõ ràng cần thiết vào tháng 9, thời điểm mà cơ quan này sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong số một vài đợt cắt giảm lãi suất vào cuối năm.