'Quái thú' nuốt gà, ăn mèo, dân làng náo loạn trong đêm

Ngày 15/12, ở Phatthalung, Thái Lan, một đoạn clip ghi lại cảnh những người cứu hộ dùng gậy cố định đầu một con trăn và kéo nó ra khỏi chuồng gà trước khi bỏ vào bao tải.

Đội cứu hộ nhận được yêu cầu từ bà Sujin, 57 tuổi, sau khi bà nghe thấy tiếng động lạ trong sân. Con " quái thú", dài khoảng 4 mét, đã nuốt chửng một con gà của bà Sujin, khiến nó không thể trốn thoát. Các quan chức cho biết con trăn sẽ được thả trở lại môi trường tự nhiên.(Ảnh: Người đưa tin)

Đội cứu hộ nhận được yêu cầu từ bà Sujin, 57 tuổi, sau khi bà nghe thấy tiếng động lạ trong sân. Con " quái thú", dài khoảng 4 mét, đã nuốt chửng một con gà của bà Sujin, khiến nó không thể trốn thoát. Các quan chức cho biết con trăn sẽ được thả trở lại môi trường tự nhiên.(Ảnh: Người đưa tin)

Trước đó, một người phụ nữ lớn tuổi ở tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan cũng đã kinh hãi khi phát hiện "quái thú" dài gần 5 mét nuốt chửng con mèo của mình. "Đó là một con trăn lưới", chủ nhà cho biết. Ngay sau khi phát hiện, bà đã gọi các chuyên gia đến giúp đỡ. Vì con "quái thú" vẫn còn no sau bữa ăn nên các chuyên gia đã dễ dàng bắt được và thả vào khu rừng cách xa khu phố.(Ảnh: Người đưa tin)

Trước đó, một người phụ nữ lớn tuổi ở tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan cũng đã kinh hãi khi phát hiện "quái thú" dài gần 5 mét nuốt chửng con mèo của mình. "Đó là một con trăn lưới", chủ nhà cho biết. Ngay sau khi phát hiện, bà đã gọi các chuyên gia đến giúp đỡ. Vì con "quái thú" vẫn còn no sau bữa ăn nên các chuyên gia đã dễ dàng bắt được và thả vào khu rừng cách xa khu phố.(Ảnh: Người đưa tin)

Trăn lưới, loài rắn lớn nhất thế giới và có thể ăn thịt người, thường sống trong rừng, đầm lầy và thậm chí cả trong các thành phố ở Đông Nam Á, dẫn đến xung đột với con người.(Ảnh: Badoca Safari Park)

Trăn lưới, loài rắn lớn nhất thế giới và có thể ăn thịt người, thường sống trong rừng, đầm lầy và thậm chí cả trong các thành phố ở Đông Nam Á, dẫn đến xung đột với con người.(Ảnh: Badoca Safari Park)

Trăn lưới có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt.(Ảnh: Britannica)

Trăn lưới có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt.(Ảnh: Britannica)

Chiều dài cơ thể của trăn lưới có thể lên đến 9,75 mét dài hơn chút so với trăn khổng lồ anaconda (loài trăn lớn nhất thế giới về trọng lượng).(Ảnh: USGS.gov)

Chiều dài cơ thể của trăn lưới có thể lên đến 9,75 mét dài hơn chút so với trăn khổng lồ anaconda (loài trăn lớn nhất thế giới về trọng lượng).(Ảnh: USGS.gov)

Giống như các loại trăn khác, trăn lưới không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết.(Ảnh: iNaturalist)

Giống như các loại trăn khác, trăn lưới không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết.(Ảnh: iNaturalist)

Loài trăn lưới đủ khỏe để giết người nhưng chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Bản thân trăn lưới không chủ động tấn công người, tuy nhiên nếu chúng bị kích động, sợ hãi hay lầm tưởng tay chân người là thức ăn thì chúng có thể cắn và siết người nuôi.(Ảnh: Thai National Parks)

Loài trăn lưới đủ khỏe để giết người nhưng chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Bản thân trăn lưới không chủ động tấn công người, tuy nhiên nếu chúng bị kích động, sợ hãi hay lầm tưởng tay chân người là thức ăn thì chúng có thể cắn và siết người nuôi.(Ảnh: Thai National Parks)

Mặc dù không có nọc độc, vết cắn của những con trăn kích thước lớn cũng rất nghiêm trọng, nhiều khi vết cắn quá lớn đến mức buộc phải khâu lại.(Ảnh: Flickr)

Mặc dù không có nọc độc, vết cắn của những con trăn kích thước lớn cũng rất nghiêm trọng, nhiều khi vết cắn quá lớn đến mức buộc phải khâu lại.(Ảnh: Flickr)

Mời quý độc giả xem thêm video: Những khoảnh khắc động vật "lớn đùng" vẫn bám mẹ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/quai-thu-nuot-ga-an-meo-dan-lang-nao-loan-trong-dem-2064456.html
Zalo