Phủ Tây Hồ tấp nập người dân đến dâng lễ vào dịp Rằm tháng Chạp

Sáng 14/1 ( tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn), đông đảo người dân Thủ đô đã tìm đến Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) để dâng lễ, cầu bình an trong dịp cuối năm.

Đối với người Việt, tháng Chạp thường có các lễ cúng như rằm tháng Chạp, lễ ông Công ông Táo và cúng Tất niên. Trong đó, rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng của năm, là dịp để tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong may mắn, bình an cho năm mới. Chính vì vậy, ngày này mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Theo ghi nhận của Mekong ASEAN, từ sáng sớm, nhiều người dân đã đi chợ để mua sắm đồ lễ, chuẩn bị dâng lên ban thờ gia tiên và lên Phủ Tây Hồ cúng bái. Tuy nhiên, không xảy ra tình trạng chen lấn hay đông đúc, bởi trước đó, nhiều gia đình đã tranh thủ làm lễ rằm vào dịp cuối tuần vừa qua.

Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm linh thiêng quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Hà Nội, nơi thờ Chúa Liễu Hạnh - người được triều đình nhà Nguyễn phong tặng danh hiệu “mẫu nghi thiên hạ” và là một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam. Vào ngày Rằm hoặc mùng một hàng tháng, người dân thường đến đây để thắp hương, dâng lễ và cầu bình an.

Theo quan niệm của người Việt Nam thì "đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ," vì vậy những ngày cuối năm, Phủ Tây Hồ luôn tấp nập người dân đến dâng hương và làm lễ.

Theo quan niệm của người Việt Nam thì "đầu năm xin lộc, cuối năm trả lễ," vì vậy những ngày cuối năm, Phủ Tây Hồ luôn tấp nập người dân đến dâng hương và làm lễ.

Các mâm lễ năm nay rất đa dạng, bao gồm bánh xu xê, xôi cốm, xôi gấc, với mức giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng mỗi phần.

Các mâm lễ năm nay rất đa dạng, bao gồm bánh xu xê, xôi cốm, xôi gấc, với mức giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng mỗi phần.

Các ki-ốt bán hàng chuẩn bị sẵn các mâm lễ đầy đủ với hoa, quả, bánh, và tiền vàng để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Giá mỗi mâm lễ dao động từ 175.000 đến 300.000 đồng.

Các ki-ốt bán hàng chuẩn bị sẵn các mâm lễ đầy đủ với hoa, quả, bánh, và tiền vàng để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Giá mỗi mâm lễ dao động từ 175.000 đến 300.000 đồng.

Ngoài việc mua lễ, nhiều người dân còn xin thầy đồ sớ khấn để cầu bình an, tài lộc hoặc hóa giải vận hạn trong năm mới.

Ngoài việc mua lễ, nhiều người dân còn xin thầy đồ sớ khấn để cầu bình an, tài lộc hoặc hóa giải vận hạn trong năm mới.

Một số người cũng tranh thủ viết chữ thư pháp lấy may, hoặc xin quẻ bói để dự đoán vận trình năm tới.

Một số người cũng tranh thủ viết chữ thư pháp lấy may, hoặc xin quẻ bói để dự đoán vận trình năm tới.

Theo ghi nhận của Mekong ASEAN, khoảng sau 12h trưa, lượng người đến Phủ Tây Hồ tăng lên đáng kể, chủ yếu là những người tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi lễ cuối năm.

Theo ghi nhận của Mekong ASEAN, khoảng sau 12h trưa, lượng người đến Phủ Tây Hồ tăng lên đáng kể, chủ yếu là những người tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi lễ cuối năm.

Ngoài Phủ chính, khu vực điện Sơn trang, lầu Cô, lầu Cậu cũng rất đông người dân đến thắp hương, dâng lễ.

Ngoài Phủ chính, khu vực điện Sơn trang, lầu Cô, lầu Cậu cũng rất đông người dân đến thắp hương, dâng lễ.

Sau khi dâng lễ, phía bên ngoài Phủ chính sẽ có khu vực để người dân sắp lại lễ và mang lộc về.

Sau khi dâng lễ, phía bên ngoài Phủ chính sẽ có khu vực để người dân sắp lại lễ và mang lộc về.

Thu Trang

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/phu-tay-ho-tap-nap-nguo-i-dan-den-dang-le-vao-dip-ram-thang-chap-37513.html
Zalo