Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tưởng tuyệt chủng ở Nghệ An

Kết quả bẫy ảnh trong thời gian qua tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) xác định, có các loài thú rừng hoang dã, quý và hiếm thấy.

Lãnh đạo Ban quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết, điều tra và giám sát đa dạng sinh học là yêu cầu bắt buộc trong các hoạt động bảo tồn, đặc biệt tại các Khu Bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích hơn 46.460 ha, thuộc địa giới hành chính của 13 xã thuộc 5 huyện miền núi Nghệ An. Đây là một trong ba vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là hành lang xanh kết nối với Vườn quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An) tạo nên sự liên tục về môi trường và sinh cảnh.

Cán bộ BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống trong một chuyến đi đặt bẫy ảnh.

Cán bộ BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống trong một chuyến đi đặt bẫy ảnh.

Tại đây có gần 570 loài động vật, trong đó có 69 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 51 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020 và 36 loài nằm trong công ước CITES. Ngoài ra, có hơn 1.800 loài thực vật, trong đó 76 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 15 loài nằm trong Danh lục đỏ IUCN 2020. Đây là kho tàng về đa dạng sinh học, lưu giữ các nguồn gen của nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu như Pơ mu, sa mu dầu, bách xanh, lan kim tuyến, voọc xám, vượn má trắng, gà lôi vằn, mang lớn…

Lãnh đạo BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết, việc sử dụng bẫy ảnh và thiết bị ghi âm tự động để ghi lại hình ảnh, âm thanh của các loài động vật hoang dã giúp nâng cao chất lượng thông tin đầu vào. "Kết quả từ phương pháp này rất tích cực trong công tác điều tra và giám sát đa dạng sinh học tại khu vực. Đây là phương pháp điều tra hiện đại hiệu quả, đặc biệt đối với các loài có quần thể nhỏ, quý hiếm, những khu vực có địa hình hiểm trở, khó tiếp cận. Phương pháp này hoạt động bằng cách ghi lại hình ảnh của động vật khi chúng đi vào khu vực cảm biến hồng ngoại, kích hoạt mạch điện để máy ảnh tự động chụp", lãnh đạo BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho biết.

Các thiết bị này có khả năng tự động ghi lại hình ảnh của tất cả các loài động vật có trọng lượng lớn hơn 500g khi di chuyển trước cảm biến của bẫy ảnh. Vì vậy, rất phù hợp để giám sát về đặc điểm của các loài động vật có vú hoang dã, các loài chim lớn sống trên mặt đất, đặc biệt những loài khó theo dõi.

Kết quả từ việc sử dụng bẫy ảnh của BQL ghi nhận sự xuất hiện của nhiều loài động vật, trong đó có các loài quý hiếm như các loài thú móng guốc, gà tiền mặt vàng, gà lôi trắng, rùa núi viền, chim Đớp ruồi xanh gáy đen và khỉ cộc (khỉ mặt đỏ)…. Trong số đó, gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng là những loài quý hiếm cần được bảo tồn.

Một số hình ảnh bẫy ảnh ghi nhận nhiều loại động vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống:

Lắp đặt bẫy ảnh trong đại ngàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Lắp đặt bẫy ảnh trong đại ngàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Định vị vị trí tuyến khảo sát đa dạng sinh học.

Định vị vị trí tuyến khảo sát đa dạng sinh học.

Mèo rừng đang đi ăn trong đại ngàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống được ghi nhận từ bẫy ảnh.

Mèo rừng đang đi ăn trong đại ngàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống được ghi nhận từ bẫy ảnh.

Các loài thú móng guốc quý hiếm cũng được ghi nhận từ bẫy ảnh.

Các loài thú móng guốc quý hiếm cũng được ghi nhận từ bẫy ảnh.

Gà lôi trắng (gà đực).

Gà lôi trắng (gà đực).

Một con thú nhỏ đang đi ăn đêm.

Một con thú nhỏ đang đi ăn đêm.

Đàn khỉ cộc (khỉ mặt đỏ) quý hiếm được ghi nhận từ bẫy ảnh.

Đàn khỉ cộc (khỉ mặt đỏ) quý hiếm được ghi nhận từ bẫy ảnh.

Cá thể gà tiền mặt vàng quý hiếm được ghi nhận qua bẫy ảnh.

Cá thể gà tiền mặt vàng quý hiếm được ghi nhận qua bẫy ảnh.

Loài rùa núi viền quý hiếm có tên khoa học Manouria impressa được ghi nhận ở Pù Huống. Đây là loài rùa cạn đẹp nhất, mai và da màu nâu vàng.

Loài rùa núi viền quý hiếm có tên khoa học Manouria impressa được ghi nhận ở Pù Huống. Đây là loài rùa cạn đẹp nhất, mai và da màu nâu vàng.

Cá thể chim Đớp ruồi xanh gáy đen được ghi nhận tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Cá thể chim Đớp ruồi xanh gáy đen được ghi nhận tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Cá thể chim Bông lau họng vạch.

Cá thể chim Bông lau họng vạch.

Sự đa dạng của lớp bò sát lưỡng cư.

Sự đa dạng của lớp bò sát lưỡng cư.

Loài gà rừng còn sót lại ghi nhận được qua bẫy ảnh ở Pù Huống.

Loài gà rừng còn sót lại ghi nhận được qua bẫy ảnh ở Pù Huống.

Người dân địa phương xác định các khu vực sinh sống của một số loài động vật giúp đoàn chuyên gia lập bản đồ cộng đồng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Người dân địa phương xác định các khu vực sinh sống của một số loài động vật giúp đoàn chuyên gia lập bản đồ cộng đồng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Hoàng Trinh - Hải An

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/phat-hien-nhieu-loai-dong-vat-quy-hiem-tuong-tuyet-chung-o-nghe-an-169241120201900178.htm
Zalo