Phát hiện mới hé lộ nguyên nhân đế chế La Mã sụp đổ
Phát hiện địa chất mới ở Iceland cho thấy một sự kiện làm mát mạnh mẽ được gọi là Kỷ băng hà nhỏ thời kỳ cổ đại (LALIA) có khả năng đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ của đế chế La Mã.

Trong suốt nhiều năm, các nhà khoa học suy đoán sự thay đổi khí hậu của Trái đất có thể đã làm suy yếu đế chế La Mã hùng mạnh một thời. Từ đó, đế chế La Mã dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa bên ngoài, khó khăn kinh tế và xung đột nội bộ. Những điều này được cho có thể là nguyên nhân khiến đế chế này sụp đổ. Ảnh: Ancient-origins.

Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học xác định được một yếu tố quan trọng có thể đẩy đế chế La Mã đến bờ vực diệt vong. Ảnh: Public Domain.

Cụ thể, phát hiện chất mới ở Iceland cho thấy một sự kiện làm mát mạnh mẽ được gọi là Kỷ băng hà nhỏ thời kỳ cổ đại (LALIA), gắn liền với sự sụt giảm đáng kể nhiệt độ toàn cầu, có khả năng đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ của đế chế La Mã. Ảnh: Public Domain.

Theo các nhà nghiên cứu, bằng chứng được phát hiện tại một vùng bờ biển xa xôi của Iceland cho thấy LALIA, một giai đoạn lạnh giá dữ dội do các vụ phun trào núi lửa gây ra, "nghiêm trọng hơn so với suy nghĩ trước đây". Ảnh: romecabs.

Tiến sĩ Thomas Gernon, giáo sư khoa học Trái đất tại Đại học Southampton và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết đợt lạnh giá này gây hậu quả trên diện rộng. Ảnh: romecabs.

"Sự thay đổi khí hậu này có thể là giọt nước tràn ly dẫn tới sự sụp đổ của đế chế La Mã”, Tiến sĩ Gernon cho hay. Ảnh: romecabs.

Nhóm nghiên cứu lý giải thời kỳ Băng hà Nhỏ, bắt đầu vào khoảng năm 540 sau Công nguyên và kéo dài từ 2 - 3 thế kỷ. Sự thay đổi khí hậu trong giai đoạn này có thể là do một loạt vụ phun trào núi lửa lớn. Những thảm họa thiên nhiên đã giải phóng một lượng tro bụi khổng lồ vào khí quyển, tạo thành một lớp màn sương mù chặn ánh sáng mặt trời và làm giảm nhiệt độ trên khắp Trái đất. Ảnh: romecabs.

Các nhà khoa học cho hay sự sụt giảm nhiệt độ đủ sức gây ra tình trạng mất mùa trên diện rộng, gia súc chết nhiều hơn, giá lương thực tăng mạnh và tiếp theo là bệnh tật và nạn đói lan rộng khắp đế chế La Mã. Ảnh: romecabs.

Giai đoạn lịch sử này cũng trùng với thời điểm bùng phát đại dịch Justinian xảy ra vào năm 541. Đại dịch này đã khiến đế chế La Mã chịu ảnh hưởng lớn với khoảng 30 - 50 triệu người tử vong. Đồng thời, nhiều cuộc chiến tranh liên miên nhằm mở rộng lãnh thổ dưới thời hoàng đế Justinian cũng góp phần làm suy yếu đế chế La Mã. Ảnh: romecabs.

Từ đây, các nhà nghiên cứu nhận định những sự kiện xảy ra trong Kỷ băng hà nhỏ thời kỳ cổ đại (LALIA) đã đẩy đế chế La Mã đến bờ vực diệt vong. Ảnh: antigonejournal.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.