Phát hiện đột phá về nguồn gốc nước trên Trái Đất
Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford vừa công bố một phát hiện quan trọng, làm đảo ngược những lý thuyết trước đây về nguồn gốc của nước trên Trái Đất.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford vừa công bố một phát hiện quan trọng, làm đảo ngược những lý thuyết trước đây về nguồn gốc của nước trên Trái Đất. Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Icarus vào ngày 16/4.
Trước đây, giới khoa học thường cho rằng nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ các tiểu hành tinh va chạm vào bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy vật chất tạo nên hành tinh của chúng ta từ ban đầu đã chứa nhiều hydro hơn nhiều so với quan niệm trước đây.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích một loại thiên thạch đặc biệt được gọi là enstatite chondrite, có thành phần tương tự với Trái Đất thời kỳ đầu (cách đây 4,55 tỷ năm). Họ đã tìm thấy nguồn hydro quan trọng, một thành phần thiết yếu trong việc hình thành phân tử nước.
Điều đáng chú ý là các nhà khoa học đã chứng minh được hydro trong mẫu vật này là nguyên bản, không phải do nhiễm bẩn từ bên ngoài. Phát hiện này gợi ý rằng vật chất tạo nên Trái Đất ban đầu đã giàu hydro hơn rất nhiều so với những gì giới khoa học từng nhận định.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích thiên thạch LAR 12252, được tìm thấy ở Nam Cực, bằng kỹ thuật phổ cấu trúc hấp thụ tia X gần ngưỡng (XANES) tại Trung tâm Diamond Light Source ở Harwell, Oxfordshire.
Họ đã phát hiện ra rằng phần cấu trúc dạng ma trận của thiên thạch chứa lượng hydro sulfua cao gấp 5 lần so với các phần phi tinh thể.
Tom Barrett, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Khoa Khoa học Trái Đất, Đại học Oxford, người dẫn đầu nghiên cứu, chia sẻ: "Chúng tôi vô cùng phấn khích khi phân tích cho thấy mẫu vật chứa hydro sulfua - nhưng không phải ở nơi chúng tôi mong đợi! Vì khả năng hydro sulfua này có nguồn gốc từ nhiễm bẩn trên Trái Đất là rất thấp, nghiên cứu cung cấp bằng chứng quan trọng ủng hộ lý thuyết rằng nước trên Trái Đất là kết quả tự nhiên của quá trình tạo thành hành tinh này."
Giáo sư James Bryson, đồng tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh: "Một câu hỏi cơ bản đối với các nhà khoa học hành tinh là làm thế nào Trái Đất có được diện mạo như ngày nay. Giờ đây chúng tôi cho rằng vật chất tạo nên hành tinh của chúng ta giàu hydro hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ trước đây. Phát hiện này ủng hộ ý tưởng rằng sự hình thành nước trên Trái Đất là một quá trình tự nhiên, chứ không phải do sự va chạm ngẫu nhiên của các tiểu hành tinh chứa nước sau khi Trái Đất được hình thành."
Nghiên cứu này đã mở ra một chương mới trong hiểu biết của chúng ta về nguồn gốc của nước trên Trái Đất, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc tìm hiểu về sự hình thành các hành tinh có khả năng chứa sự sống trong vũ trụ.
Theo TTXVN/Vietnam+
TIN NÓNG

Tiến trình biến đổi khí hậu và thông điệp Ngày Trái đất 2025


Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày


CLIP: Đụng độ trăn đá châu Phi, sư tử nhận cái kết thê thảm


CLIP: Vừa chào đời, linh dương kém may mắn đã bị khỉ đầu chó hạ sát


Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện chia buồn Giáo hoàng Francis qua đời


Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm của Việt Nam: Có tên nằm trong Sách Đỏ, giá 250 triệu đồng/m3

TIN MỚI

CLIP: Liều lĩnh tấn công ngược hổ, bò đực nhận cái kết dễ đoán


Núi lửa Semeru tại Indonesia phun trào 4 lần trong ngày


Hé lộ hình dạng lạ thường của tiểu hành tinh Donaldjohanson


CLIP: Bị đàn sư tử cắn xé, voi vẫn tạo nên kỳ tích


Ngư dân Florida câu được cá mú khổng lồ ở vùng nước sâu


Trăn gấm khổng lồ nuốt chửng con mồi và cái kết... lãng xẹt


Phát hiện 9 bộ di cốt người cổ được táng theo tư thế bó gối ở Nghệ An


Chỗ ngồi đặc biệt trên máy bay của 'gã khổng lồ' cao hơn 2m, nặng 160kg
